Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Trên thực tế thì tình trạng đau nhức sẽ tùy thuộc vào cơ địa và cấu tạo cung hàm. Nhiều người bị ám ảnh bởi cơn đau nhức kéo dài khi mọc răng khôn. Cơn đau khiến bạn cảm thấy khó chịu, không ăn uống bình thường được và về có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

1. Mọc răng khôn có đau không

Khi mọc răng khôn bạn sẽ cảm nhận được cơn đau xuất hiện ở vùng nướu trong cùng, đi kèm cảm giác nhức và khó chịu.

Thời điểm răng khôn mọc là lúc xương hàm và nướu đã phát triển ổn định, cứng chắc nên thường sẽ gây đau nhức. Tùy vào tình trạng răng khôn mọc mà sẽ có mức độ đau đớn khác nhau. Nếu răng khôn mọc thẳng thì mức độ đau rất ít hoặc có thể là không đau. Các trường hợp gây đau và khó chịu nhiều hơn như răng khôn mọc lệch gần, mọc lệch xa, răng khôn mọc lệch má, mọc ngang hoặc thậm chí là mọc ngược.

Mọc răng khôn thường gây đau

Mọc răng khôn thường gây đau

2. Quy trình mọc răng khôn như thế nào

Quy trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục mà tùy thuộc vào cơ địa từng người, có người từ 4 – 5 tháng thì răng mới trồi lên hết, có người lâu hơn từ 5 – 7 tháng.

Quy trình mọc răng khôn diễn ra như sau:

– Giai đoạn 1: Răng bắt đầu nhú lên, gây đau nhất ở quanh vùng nướu
– Giai đoạn 2: Khi răng khôn trồi lên cao hơn, nướu sẽ bị sưng to
– Giai đoạn 3: Sau thời gian làm nướu sưng to, răng khôn tiếp tục làm má bị sưng
– Giai đoạn 4: Khi răng khôn trồi lên khỏi lợi, xuất hiện cơn sốt trong khoảng 2 – 3 ngày

3. Triệu chứng khi mọc răng khôn

Răng khôn có thể mọc bất cứ lúc nào khi bạn ở độ tuổi trưởng thành, việc xác định được thời điểm mọc răng khôn chuẩn xác là rất khó. Thậm chí có những chiếc răng khôn mọc trong xương hàm vĩnh viễn, dưới đây là những triệu chứng mọc răng khôn:

– Sưng nướu:

Sưng nướu là một trong những biểu hiện phổ biến nhất khi mọc răng khôn. Nguyên nhân là do răng khôn mọc có kích thước quá lớn chen chúc ở dưới nướu, chưa thể trồi lên và làm sưng nướu.

Việc sưng nướu sẽ ảnh hưởng tới quá trình nhai, khi đó 2 hàm nhai sẽ bị lệch, dễ bị cắn vào lưỡi và má.

– Sưng má:

Răng khôn mọc lệch vào má sẽ cọ sát với má gây cảm giác bị cộm, khó chịu, làm chảy máu và viêm loét vùng niêm mạc má. Đôi khi các vết viêm loét tạo thành ổ nhiễm trùng lâu lành và lan rộng ra khiến việc điều trị khó khăn.

– Sốt:

Sốt nhẹ là triệu chứng mọc răng khôn khá phổ biến, do quá trình mọc răng khôn tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Hơn nữa, khi mọc răng khôn việc ăn uống khó khăn khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, không đủ sức đề kháng để chống lại vi khuẩn.

– Xuất hiện máu, mủ:

Mọc răng khôn sẽ khiến vùng nướu xung quanh bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Tình trạng nghiêm trọng hơn là răng khôn bị áp xe do bị mắc thức ăn, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, xuất hiện ổ mủ và có mùi hôi.

– Đau nhức hàm:

Những cơn đau nhức từ bên trong dù răng khôn chưa trồi ra khiến bạn khó chịu. Thông thường, cơn đau kéo dài dữ dội hơn khi răng từ từ nhú ra khỏi nướu.
Răng khôn mọc thẳng sẽ có cảm giác đau nhức ít hơn so với răng khôn mọc lệch. Những chiếc răng khôn mọc lệch có thể làm tổn thương cho những chiếc răng kế cận, khiến cơn đau tăng nhiều lần.

Ngoài những dấu hiệu trên, khi mọc răng khôn bạn cũng có những triệu chứng khác như chảy máu, hôi miệng, nhức đầu, đau tai,…

Sưng má khi mọc răng khôn

Sưng má khi mọc răng khôn

4. Khi nào cần nhổ bỏ răng khôn

Hầu hết các răng khôn khi mọc đều mang lại sự khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Những trường hợp sau đây cần phải xem xét nhổ răng khôn:

– Răng khôn mọc lệch và xô lệch sang răng bên cạnh gây các triệu chứng như nhiễm trùng, đau hoặc ảnh hưởng đến răng bên cạnh

– Răng khôn mọc lệch làm giắt thức ăn. Đây là điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng. Vì thế cần được nhổ bỏ để phòng ngừa bệnh lý

– Răng khôn mọc kèm bệnh lý về nha chu hoặc sâu răng

– Răng khôn mọc thẳng nhưng dị dạng (quá nhỏ, quá to hay quá dài) chèn ép các răng khác, cộm vướng khi ăn nhai,…

– Răng khôn mọc thẳng nhưng không đảm bảo khớp cắn tương quan với hàm đối diện. Nếu không nhổ bỏ thì sẽ gây sâu răng, loét nướu, ảnh hưởng đến mô nha chu răng bên cạnh

Trường hợp người bệnh mọc răng khôn nhưng đang mắc phải các bệnh lý như đái tháo đường, tim mạch, rối loạn đông máu hoặc răng ảnh hưởng đến cấu trúc của xương hàm như mạch máu, thần kinh thì có thể xem xét giữ lại. Tuy nhiên người bệnh phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chăm sóc răng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi có triệu chứng nghi ngờ mọc răng khôn, bạn nên tìm đến cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra toàn diện, đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý.

5. Cách giảm đau nhức răng khôn hiệu quả tại nhà

Tình trạng sưng đau sẽ kéo dài suốt quá trình mọc răng khôn gây khó khăn khi ăn uống, nói chuyện và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Dưới đây là một số cách giảm đau răng khôn hiệu quả bạn có thể tham khảo:

5.1. Vệ sinh răng miệng

Thực hiện chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng loại bàn chải lông mềm, thao tác chải nhẹ nhàng để tránh làm vùng răng, nướu đang đau nhức bị tổn thương. Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, sưng tấy.

Hơn nữa, bạn đừng quên kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng triệt để, súc miệng bằng nước muối hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Cần làm sạch và sát trùng kỹ nếu vùng nướu xung quanh vị trí mọc răng khôn có biểu hiện viêm nhiễm.

5.2. Chế độ ăn uống hợp lý

Khi đau nhức răng khôn, bạn nên ưu tiên ăn thức ăn dạng mềm, dễ nhai, nuốt nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng như cháo, súp, sinh tố từ rau củ quả.

Không nên ăn đồ ăn cứng, dai, đồ ăn nóng hay lạnh vì sẽ làm kích thích vùng răng, nướu đang nhạy cảm. Tránh nhai trực tiếp ở vị trí mọc răng không nếu không muốn cơn đau nhức nghiêm trọng hơn.

5.3. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là cách giảm đau hiệu quả cho mọi trường hợp đau răng, kể cả với đau răng khôn.

Việc thực hiện chườm đá lạnh khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho vài viên đá vào khăn mặt hoặc túi chườm, rồi chườm lên má ngoài vị trí bị đau răng trong 2 – 3 phút, thực hiện 5 – 10 lần/ngày để triệu chứng đau nhanh chóng thuyên giảm.

Chườm đá lạnh giảm đau răng

Chườm đá lạnh giảm đau răng

5.4. Uống thuốc giảm đau

Để giảm cơn đau do răng khôn gây ra nhanh chóng, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau kéo dài cần sử dụng liều mạnh hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Nếu răng khôn bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để thu nhỏ vết nhiễm trùng tạm thời và giảm đau nhức.

5.5. Dùng lá bạc hà

Bạc hà là loại thảo mộc có mùi dễ chịu, chứa nhiều canxi, kali, vitamin B và một số khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, lá bạc hà còn có lượng tinh dầu cao sẽ cải thiện mùi hôi trong khoang miệng và giảm đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị lượng lá bạc hà khô vừa đủ

– Đặt vào khu vực đau răng và cắn chặt trong 20 phút

– Súc miệng lại cùng nước, kiên trì thực hiện nhiều lần mỗi ngày

5.6. Dùng dầu đinh hương

Dùng dầu đinh hương cũng là cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả tại nhà. Dầu đinh hương có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng răng miệng. Để giảm đau nhức răng khôn với dầu đinh hương, bạn có thể nhỏ trực tiếp vào răng khôn hoặc đun sôi dầu đinh hương thành dung dịch giảm đau.

Dùng dầu đinh hương giúp giảm đau răng

Dùng dầu đinh hương giúp giảm đau răng

5.7. Giảm đau răng khôn với tỏi và gừng

Tỏi và gừng không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong nấu nướng mà còn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Hai loại nguyên liệu này khi kết hợp với nhau có thể trở thành cách chữa đau răng khôn hiệu quả. Cách hiệu quả nhất để dùng tỏi và gừng là nghiền nát hỗn hợp, sau đó đắp vào một miếng dán và đắp vào vị trí nướu răng đau.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc về mọc răng khôn có đau không. Mỗi người sẽ có thời điểm và mức độ đau nhức khi mọc răng khôn khác nhau. Tuy nhiên mọc răng khôn lệch thường sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được hỗ trợ khi răng bị mọc lệch và đau nhức kéo dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng khôn
Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Mọc răng khôn gây ra nhiều phiền toái, ngoài việc có những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống. Chúng còn tiềm ẩn nguy

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi xương hàm và các răng khác đã phát triển toàn diện. Răng khôn mọc đúng vị trí nếu xương hàm

Ngày 08/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người hiện nay. Khi răng khôn mọc sẽ kèm theo các triệu chứng như đau nhức, nướu sưng tấy đỏ, đau

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường đi kèm với cảm giác đau nhức, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
6 Dấu hiệu răng khôn mọc lệch điển hình mà bạn không thể bỏ qua

6 Dấu hiệu răng khôn mọc lệch điển hình mà bạn không thể bỏ qua

Răng khôn mọc lệch đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người bởi chúng gây ra những cơn đau nhức dai dẳng và ảnh hưởng nhiều tới cuộc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Mọc răng khôn đau mấy ngày – 4 cách giảm đau nhức hiệu quả

Mọc răng khôn đau mấy ngày – 4 cách giảm đau nhức hiệu quả

Mọc răng khôn đau mấy ngày là lo lắng của các khách hàng đang bị chiếc răng này “chào hỏi”. Cảm giác đau do răng khôn gây ra được gọi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công