Mọc răng khôn bị sốt thực chất là do tình trạng lợi bị viêm nhiễm do vi khuẩn tất công, hầu hết mọi người đều gặp phải. Khi răng mọc hoàn tất thì cơn cơn sốt cũng sẽ chấm dứt. Nhưng với những trường hợp răng khôn mọc lệch, ngầm thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn cần phải nhổ răng để tránh các biến chứng nguy hiểm hơn. Còn lại chúng ta có thể áp dụng các cách hạ sốt, giảm đau thông thường như chườm lạnh, đắp tỏi, dùng thuốc,…
Những cơn sốt, đau khi mọc răng khôn xuất phát từ chính việc răng phát triển lên sẽ phá vỡ hoàn toàn lớp màn chắn của niêm mạc, nướu bị rách ra. Theo đó, vi khuẩn sẽ cơ hội xâm nhập vào bên trong và gây viêm lợi.
Lúc bấy giờ hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng với sự tấn công của vi khuẩn nên gây ra các cơn đau nhức, khó chịu và kèm theo cả triệu chứng sốt. Hơn thế, răng khôn là răng mọc lên sau cùng nên phía trước bao giờ cũng là cả hàm răng đã “chắn lối”, phía sau lại là vùng lên xương hàm. Nên rất khó tránh các hiện tượng như đau, sốt.
Hầu hết mọi người khi mọc răng khôn đều sẽ bị sốt và đau trong một thời gian. Nhưng tùy vào mức độ viêm nhiễm và cơ địa mà có người sẽ sốt nhẹ chỉ khoảng tầm 38 độ C. Tuy nhiên, vẫn có người bị sốt cao, dai dẳng khiến toàn thân mệt mỏi, kiệt sức.
Răng khôn mọc lên phá vỡ hoàn toàn lớp màn chắn của niêm mạc, nướu bị rách ra nên gây sốt, đau
Thường thì các cơn sốt sẽ chấm dứt khi răng mọc hoàn chỉnh và đúng vị trí ngay cả khi chúng ta không uống thuốc hay sử dụng các biện pháp hạ sốt khác. Nhưng nếu như răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, vì vậy sẽ bị sốt cao và lâu ngày hơn.
Có một điều bạn cần biết đó là quá trình mọc răng khôn luôn kéo dài hơn so với các răng trên cung hàm còn lại. Thời gian để một chiếc răng số 8 mọc hoàn chỉnh có thể kéo dài đến vài năm, mỗi lần chỉ nhú lên từng chút.
Do vậy mỗi một lần răng nhú lên thì nướu lại tiếp tục bị kích ứng, sưng tấy rồi viêm dẫn đến đau, sốt. Quá trình đấy sẽ lặp đi lặp lại với khoảng cách là từ 1 – 3 tháng, thậm chí là lâu hơn rất nhiều.
Nhưng nếu răng khôn mọc thẳng thì tình trạng sốt sẽ chỉ xuất hiện trong 2 – 4 đợt đầu, sau đó bạn không còn cảm thấy quá khó chịu nữa.
Khi răng mọc hoàn chỉnh thì sẽ chấm dứt các cơn sốt
Thực tế mọc răng khôn bị sốt sẽ kéo theo rất nhiều biến chứng khác xuất hiện chứ không chỉ đơn thuần là đau nhức. Điển hình phải đề cập đến tình trạng sưng tấy vùng nướu xung quanh, hôi miệng và ảnh hưởng xấu đến răng số 7.
Nếu như không có sự can thiệp sớm còn gia tăng thêm các biến chứng đầy phiền phức khác. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây cản trở đến cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của bạn.
Khi răng khôn mọc lên và nhất là đã xuất hiện tình trạng đau, sốt thì vùng nướu xung quanh chắc chắn sẽ bị sưng tấy lên bao trùm cả trồi răng.
Nếu như tình trạng trên kéo dài có khả năng khiến vùng xương xung quanh nó bị phá hủy, lan sang cả răng bên cạnh. Do đó việc không chữa trị kịp thời có thể khiến viêm vùng xương hàm, viêm màng trong tim, nhiễm trùng huyết,…
Hơn thế ngay cả khi vùng nướu bị sưng không chuyển sang các biến chứng nguy hiểm thì việc vệ sinh răng miệng, ăn nhai hàng ngày cũng trở nên bất tiện hơn rất nhiều.
Biến chứng sưng nướu xung quanh
Trong quá trình mọc răng khôn, chúng ta rất dễ bị viêm lợi, chân răng bị kích ứng gây mủ và hơn thế là đồ ăn, mảng bám sẽ tích tụ tại vị trí đó nhiều hơn. Tất cả những điều đó đều sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi, phát triển và khiến hơi thở trở nên nặng mùi hơn.
Vì vậy, trong các đợt răng khôn mọc nên thì chúng ta càng nên chú trọng hơn trong việc vệ sinh răng miệng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và đồng thời giúp hơi thở luôn được thơm tho.
Răng số 7 là răng liền kề răng khôn (răng số 8), vì vậy trong quá trình mọc lên dù là mọc thẳng hay mọc lệch đều gây ảnh hưởng nhất định đến chiếc răng bên cạnh đó.
Theo đó, răng khôn mọc bị sốt có thể gây ra các biến chứng cho răng số 7 như sau:
Sâu răng: Vì khoảng trống trước khi răng số 8 mọc lên hoàn chỉnh nên đồ ăn thừa, mảng bám sẽ tích tụ rất nhiều ở đó. Lâu ngày chúng sẽ trở thành tác nhân gây nên sâu răng do vi khuẩn ngày càng phát triển, tấn công trực tiếp đến răng bên cạnh.
Viêm lợi trùm: Nếu như răng số 8 bị viêm lợi trùm, nặng thì rất có thể răng số 7 bên cạnh cũng gặp tình trạng tương tự, do hiện tượng lây lan gây nhiễm trùng rộng.
Răng bị lung lay: Điều đó rất dễ gặp phải đối với các răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Do vị trí mọc sai chúng sẽ chèn ép răng số 7 bên cạnh khiến răng bị lung lay, yếu đi.
Ngoài ra còn một số ảnh hưởng khác như tác động xấu tới phản xạ, cảm giác, u nang chân răng,…
Răng khôn mọc gây ảnh hưởng đến răng số 7
Muốn xử lý triệu chứng mọc răng khôn bị sốt một cách tốt nhất thì cần phải dựa trên tình trạng phát triển của răng như thế nào. Bởi nếu như răng khôn mọc thẳng, tự nhiên, đúng vị trí thì không quá đáng ngại. Ngược lại nếu răng mọc lệch, mọc xiên ngang hay mọc ngầm thì cách xử lý sẽ phức tạp hơn.
Tất nhiên, để xác định xem mình thuộc trường hợp nào thì cần phải đến cơ sở nha khoa, bệnh viện uy tín để thăm khám, chụp X-quang.
Sẽ thật may mắn nếu như cả 4 chiếc răng khôn của bạn đều thuộc vào trường hợp mọc thẳng tự nhiên. Chúng có thể gây ra những đợt sốt trong các đợt nhú lên đầu tiên, nhưng đều không đáng ngại.
Thường các bác sĩ sẽ chỉ định giảm đau, hạ sốt bằng việc uống thuốc kháng sinh hoặc hướng dẫn bạn các phương pháp giúp giảm bớt sự khó chịu từ các biến chứng mọc răng khôn gây ra rất đơn giản, có thể thực hiện tại nhà.
Đây là tình trạng mọc răng khôn bị sốt sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác như u nang chân răng, viêm lợi, nhiễm trùng,… Vì vậy, phần lớn các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 8.
Quy trình nhổ răng khôn không hề đơn giản như các răng thông thường khác, thậm chí ngay cả sau khi nhổ xong cũng cần phải cẩn thận hơn trong việc chăm sóc, phục hồi.
Vì vậy, nhổ răng số 8 đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng. Nhất là khi vị trí của răng khôn lại là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, chỉ cần một thao tác sai sẽ khiến khách hàng đối diện với nguy cơ tổn thương dây thần kinh.
Răng khôn mọc lệch, ngầm cần phải nhổ bỏ sớm
Thời điểm răng khôn mọc gây sốt cơ thể của chúng ta sẽ trở nên khó chịu, mệt mỏi rất nhiều. Vì vậy, bạn có thể xoa dịu những biến chứng đó bằng những cách hết sức đơn giản mà lại có thể áp dụng ngay tại nhà như chườm đá, dùng dầu dừa, đắp tỏi,…
Một cách quen thuộc nhưng hiệu quả lại chưa bao giờ khiến chúng ta phải thất vọng. Nếu bạn vừa bị sốt, vừa bị đau thì hãy thử chườm đá (có bọc vải) lên vùng má bên ngoài để giảm đau hoặc đắp khăn ấm lên trán để hạ sốt.
Nhất là đối với những bạn chỉ hơi sốt nhẹ thì không cần dùng thuốc kháng sinh ngay, thay vào đó cách trên sẽ giúp hạ sốt một cách tự nhiên mà lại khiến cơ thể trở nên thoải mái.
Đắp khăn ấm giúp hạ sốt
Dùng dầu dừa để giảm đau răng là cách đã được rất nhiều người áp dụng với hiệu quả đáng kinh ngạc. Nhờ vậy, khi các cơn đau bắt đầu xuất hiện bạn chỉ cần bôi một lượng vừa đủ nên vùng nướu của răng số 8 và massage một cách nhẹ nhàng.
Lưu ý trước khi thực hiện cần phải vệ sinh sạch sẽ cả khoang miệng và tay để hạn chế nhiễm khuẩn.
Có thể bạn chưa biết thì trong tỏi có chứa rất nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên như Diallil – Trisulfide, Dianllil Disulfide, Azôene,… Vì vậy tỏi vẫn thường được sử dụng để sát khuẩn, chữa viêm họng cũng như giảm đau nhức răng nướu.
Chỉ cần dùng tỏi đắp lên trực tiếp chỗ mọc răng và giữ nguyên trong vòng 10 – 15 phút, kiên trì ngày 2 – 3 lần là các cơn đau, sốt sẽ được xoa dịu ngay. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả thì bạn nên kết hợp với gừng hoặc muối.
Lúc răng miệng đang bị đau nhức, lại còn sốt nữa thì bên nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp thay vì những thực phẩm quá cứng, dai hay đồ chiên nhiều dầu mỡ.
Hơn thế các món ăn mềm, lỏng còn giúp hạn chế các tác động mạnh nên vùng nướu đang bị tổn thương, qua đó hạn chế các cơn đau, tình trạng nhiễm trùng nặng gây sốt.
Ăn thức ăn mềm, lỏng hạn chế tổn thương cho các mô mềm, răng khôn
Trong trường hợp bị sốt trên 38,5 độ C, liên tục có các cơn đau nhức kéo dài, tần suất gia tăng thì nên dùng thuốc hạ sốt, giảm đau ngay.
Lưu ý việc sử dụng thuốc cần phải có sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ rõ ràng về loại cũng như liều lượng, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc theo cảm tính.
Đối với tình trạng răng khôn mọc gây sốt cũng đồng nghĩa với việc khoang miệng của chúng ta đang bị vi khuẩn tấn công, vùng nướu đó đang bị tổn thương.
Vì vậy vấn đề vệ sinh răng miệng càng phải đặt lên hàng đầu, nhất là đối với vùng xung quanh của răng số 8. Hãy vệ sinh sạch sẽ bằng bàn chải lông mềm, nhưng hạn chế tối đa các tác động mạnh. Ngoài ra nên dùng thêm chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ hoàn toàn cặn ăn thừa, mảng bám trên răng.
Để ngăn chặn sự tấn công và phát triển của vi khuẩn bạn nên thường xuyên sát khuẩn nướu răng khôn bằng nước muối sinh lý. Bởi muối là chất có tính kháng khuẩn cao, giúp vết thương mau lành.
Chưa kể chúng cũng giúp khắc phục phần nào đó tình trạng hôi miệng do mọc răng khôn.
Sát khuẩn nướu răng khôn thường xuyên
Như vậy, mọc răng khôn bị sốt là tình trạng mà rất nhiều người đã và đang gặp phải. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng, vì chúng ta luôn có những phương án tốt nhất để áp dụng đối với từng tình trạng của bản thân. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng mọc răng khôn xuất hiện đồng loạt thì bạn vẫn nên đi thăm khám bác sĩ.
Sưng má là triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn. Tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể khắc phục bằng những phương pháp đơn
Những điềm báo khi mọc răng khôn là gì nó thể hiện điều tốt hay xấu? Khi mà theo quan niệm của tử vi thì tất cả những giấc mơ về răng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới phần lớn là gây cảm giác đau, sưng nướu, hôi miệng, sốt, mệt mỏi. Với 1 số người dấu hiệu này kéo dài 5
9 cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà được Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm chia sẻ sau đây sẽ giúp khách hàng giảm đau, sưng và loại bỏ khuẩn
Nguyên nhân mọc răng khôn là gì tại sao chúng chỉ mọc khi đến tuổi trưởng thành và khi nào nên nhổ bỏ? Những kiến thức về răng khôn sẽ
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×