Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng khôn mọc đúng và những thông tin bạn cần biết

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng khi xương hàm và các răng khác đã phát triển toàn diện. Răng khôn mọc đúng vị trí nếu xương hàm còn đủ khoảng trống. Tuy nhiên, chúng vẫn gây ra cảm giác đau nhức dai dẳng và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.

1. Quá trình mọc răng khôn

Trên thực tế, răng khôn bắt đầu hình thành ở trong xương hàm. Tuy nhiên, phải đến giai đoạn từ năm 17 – 25 tuổi, chân răng khôn mới bắt đầu dài ra. Đây cũng chính là thời điểm thân răng phát triển lên khỏi bề mặt nướu. (1)

Răng khôn không mọc trong một lần duy nhất như những chiếc răng còn lại trên cung hàm mà chia ra thành nhiều đợt khác nhau. Ở mỗi một đợt, chúng chỉ nhú lên một chút và gây ra cảm giác đau, khó chịu. Tuy nhiên, so với những chiếc răng khôn mọc lệch và mọc ngầm, răng khôn mọc thẳng ít bị đau nhức hơn.

Khoảng cách mỗi một đợt nhú lên của răng khôn có thể cách nhau vài tuần, vài tháng, hoặc 1 – 2 năm. Thậm chí, để sở hữu một chiếc răng khôn hoàn chỉnh, nhiều người phải mất đến 4 – 5 năm.

Răng khôn mọc thành nhiều đợt

Răng khôn mọc thành nhiều đợt

2. Dấu hiệu cho thấy răng khôn mọc đúng

Bạn có thể nhận biết răng số 8 mọc đúng thông qua những dấu hiệu sau:

– Răng khôn mọc ở đúng vị trí, thẳng với các răng khác trên cung hàm.

– Răng khôn phát triển một cách bình thường và đầy đủ tương tự như các răng khác.

– Đau nhức và sưng nướu ở vị trí mọc răng khôn.

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu do cặn thức ăn dễ bị bám lại ở vùng nướu bị sưng tấy.

– Ăn uống không ngon miệng do cơn đau nhức.

– Thân nhiệt tăng cao.

3. Răng khôn mọc đúng có cần nhổ không

Không ít người nghĩ rằng răng số 8 mọc đúng thì không phải nhổ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có không ít trường hợp răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ nhưng vẫn cần nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

3.1. Trường hợp cần nhổ

Những trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng vẫn cần phải nhổ bỏ là: (2)

– Kích cỡ của răng khôn quá lớn, không đủ không gian để mọc nên dần chiếm vị trí của răng số 7 trong quá trình phát triển.

– Răng khôn và răng số 7 tạo với nhau một khe hở, khiến cho cặn thức ăn dễ dàng bám lại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.

– Răng khôn mọc chèn vào các dây thần kinh quan trọng ở vùng hàm mặt, gây đau đầu, đau khớp thái dương và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

– Răng khôn không có răng đối diện ăn khớp ở hàm trên, khiến răng có xu hướng trồi dài, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu.

– Răng khôn có hình dạng bất thường, dị dạng, khiến cho cặn thức ăn dễ dàng nhồi nhét trong quá trình ăn nhai hàng ngày.

– Nhổ bỏ răng khôn nhằm mục đích tạo ra khoảng trống, giúp cho các răng mọc lệch dễ dịch chuyển tới đúng vị trí trong quá trình chỉnh nha.

– Răng khôn bị sâu, viêm nhiễm ở mức độ nặng.

Răng khôn mọc đúng nhưng bị sâu nặng cũng cần được nhổ bỏ

Răng khôn bị sâu cần được nhổ bỏ

3.2. Trường hợp không cần nhổ

Răng số 8 mọc đúng, không cần phải nhổ bỏ trong những trường hợp sau:

– Răng khôn mọc bình thường, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay chất lượng cuộc sống.

– Răng không không bị viêm nhiễm, sâu…

– Răng khôn không dễ bị mắc kẹt thức ăn.

– Hình dạng của răng khôn bình thường và có răng ăn khớp ở hàm đối diện.

4. Quy trình nhổ bỏ răng khôn mọc thẳng chuẩn y khoa

Quy trình nhổ bỏ răng khôn mọc thẳng bao gồm những bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ kiểm tra, chụp phim để biết chính xác tình trạng răng khôn và chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như kìm nhổ răng, bẩy bơm tiêm tê, gạc…

– Bước 2: Bạn súc miệng bằng nước pha dung dịch nước súc miệng để sát khuẩn khoang miệng. Sau đó, bác sĩ đo huyết áp và test thuốc tê. Trong 10 phút, nếu như không có vấn đề gì xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nhằm loại bỏ cảm giác đau nhức.

– Bước 3: Bác sĩ dùng thiết bị chuyên dụng bóc tách niêm mạc và dây chằng nha chu ra khỏi răng khôn cần phải nhổ bỏ.

– Bước 4: Bác sĩ chọn điểm bẩy đúng lực và dùng bẩy để tách chân răng ra khỏi xương ổ răng. Trong trường hợp chân răng mủn, cong hoặc quá to, bác sĩ cần tiến hành chia chân hoặc mở xương ổ răng nhằm đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ.

– Bước 5: Bác sĩ dùng kìm nha khoa phù hợp để nhổ bỏ răng ra khỏi xương hàm.

– Bước 6: Kiểm tra xem còn mảnh vụn hay tổ chức viêm nhiễm nào không và làm nhẵn xương ổ răng.

– Bước 7: Bác sĩ khâu đóng huyệt ổ răng, kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà giúp vết thương mau lành.

Quy trình nhổ bỏ răng khôn

Quy trình nhổ bỏ răng khôn

5. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn để giảm đau nhức, khó chịu

Sau khi nhổ bỏ răng khôn, bạn cần phải chăm sóc cẩn thận để vết thương mau chóng hồi phục và giảm cảm giác đau nhức. Cụ thể như sau: (3)

– Cắn chặt miếng gạc trong vòng 1 giờ, hay gạc sau 30 phút để vết thương mau chóng cầm máu.

– Ưu tiên các thực phẩm ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp, sữa chua… trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng.

– Tránh ăn những loại thực phẩm cứng, dai bởi chúng có thể làm tổn thương niêm mạc và gây áp lực lên vị trí vừa nhổ răng.

– Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung thịt, cá, rau xanh, trái cây… để vết nhổ răng mau chóng hồi phục.

– Kiêng sử dụng những đồ có chứa chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu… vì chúng sẽ khiến cho vết thương lâu hồi phục.

– Tuyệt đối không khạc nhổ mạnh, súc miệng bằng nước muối sinh lý trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng.

– Chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động trực tiếp tới vị trí vừa nhổ răng số 8.

– Không nên lấy lưỡi hay bất kỳ đồ vật nào để khều vào vị trí vừa nhổ răng.

– Nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc nặng hay tham gia những môn thể thao yêu cầu vận động mạnh sau khi nhổ răng.

Người mới nhổ răng khôn không nên uống rượu

Người mới nhổ răng khôn không nên uống rượu

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về răng khôn mọc đúng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nhìn chung, chúng ít gây đau nhức hơn so với răng mọc lệch. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, bạn vẫn cần phải nhổ bỏ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mọc răng khôn
Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Vì sao Mọc răng khôn không đau? Những lưu ý cần biết

Mọc răng khôn gây ra nhiều phiền toái, ngoài việc có những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống. Chúng còn tiềm ẩn nguy

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên và những lưu ý quan trọng

Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người hiện nay. Khi răng khôn mọc sẽ kèm theo các triệu chứng như đau nhức, nướu sưng tấy đỏ, đau

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn mọc trong bao lâu, cách chăm sóc khi mọc răng khôn

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường đi kèm với cảm giác đau nhức, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không? Khi nào cần phải nhổ bỏ răng khôn

Mọc răng khôn có đau không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Trên thực tế thì tình trạng đau nhức sẽ tùy thuộc vào cơ địa và cấu

Ngày 04/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
6 Dấu hiệu răng khôn mọc lệch điển hình mà bạn không thể bỏ qua

6 Dấu hiệu răng khôn mọc lệch điển hình mà bạn không thể bỏ qua

Răng khôn mọc lệch đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người bởi chúng gây ra những cơn đau nhức dai dẳng và ảnh hưởng nhiều tới cuộc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Mọc răng khôn đau mấy ngày – 4 cách giảm đau nhức hiệu quả

Mọc răng khôn đau mấy ngày – 4 cách giảm đau nhức hiệu quả

Mọc răng khôn đau mấy ngày là lo lắng của các khách hàng đang bị chiếc răng này “chào hỏi”. Cảm giác đau do răng khôn gây ra được gọi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công