Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Sau khi nhổ răng số 4 có bị hóp má không

Nhổ bỏ răng hàm số 4 là một thủ thuật trong nha khoa được thực hiện khi răng bị bệnh lý quá nặng hoặc hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha. Vậy nhổ răng số 4 có bị hóp má không? Nếu như có thì làm thế nào để ngăn chặn?

1. Trường hợp nào cần nhổ bỏ răng số 4

Các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ răng số 4 trong những trường hợp dưới đây:

– Răng số 4 bị bệnh sâu răng, viêm tủy nặng, đã làm tổn thương tới phần lớn cấu trúc răng và gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

– Viêm nha chu nặng, các tổ chức nâng đỡ xung quanh răng như xương ổ răng, mô nướu, dây chằng nha chu… đều đã bị phá hủy.

– Răng số 4 bị gãy, vỡ làm lộ tủy, chỉ còn một ít chấn răng do va chạm mạnh.

– Nhổ răng số 4 để tạo khoảng trống cho răng di chuyển khi niềng răng trong trường hợp răng mọc chen chúc, lệch lạc nhiều do cung hàm hẹp.

Cần nhổ răng số 4 khi bị viêm hoặc gãy, vỡ quá nặng

Cần nhổ răng số 4 khi bị viêm hoặc gãy, vỡ quá nặng

2. Sau khi tiến hành nhổ răng số 4 có bị hóp má hay không

Nhổ răng số 4 có gây hóp má. Tuy nhiên, hiện tượng trên chỉ xảy ra trong trường hợp không có răng khác thay thế cho vị trí của răng bị mất. Nguyên nhân chính gây hóp má sau khi nhổ răng là do tiêu biến xương hàm.

Nếu không được thay thế bằng răng khác, lực nhai sẽ không còn tác động lên vị trí xương hàm tại răng số 4. Do đó, chỉ sau khoảng 3 tháng, mật độ xương đã bắt đầu có hiện tượng suy giảm. Thời gian càng lâu, mức độ tiêu xương càng nhiều. Thông thường, chỉ sau 3 năm, tỷ lệ tiêu xương đã lên tới 45 – 60%.

Đến khi xương hàm bị tiêu biến quá nhiều, dây chằng và cả phần cơ mặt đều sẽ bị hóp vào trong. Khi đó, gương mặt sẽ nhỏ lại, má hóp, da nhăn nheo và khiến cho bạn trở nên già hơn nhiều so với tuổi thật.

Riêng đối với trường hợp nhổ răng số 4 để hỗ trợ cho quá trình niềng răng thì bạn không cần lo lắng sẽ xảy ra hiện tượng hóp má. Bởi các bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chỉnh nha để kéo răng mọc sai lệch về vị trí chuẩn và lấp đầy khoảng trống của răng bị mất, Chính vì vậy, hiện tượng tiêu xương hàm và hóp má sẽ không xảy ra.

Nhổ răng số 4 có bị hóp má hay không

Nhổ răng số 4 gây hóp má khi không có răng thay thế

3. Làm thế nào để ngăn chặn hóp má sau nhổ răng số 4

Biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn tình trạng hóp má sau khi nhổ răng số 4 bị viêm nhiễm quá nặng hoặc gãy, vỡ nhiều là cấy ghép răng Implant. Với phương pháp trên, các bác sĩ nha khoa sẽ cấy trực tiếp trụ Implant vào trong xương hàm. Sau một khoảng thời gian, khi trụ Implant tương thích hoàn toàn với các mô trong xương, bác sĩ sẽ gắn răng giả lên trên.

Trụ Implant đóng vai trò thay thế cho chân răng bị mất, dẫn truyền lực trong quá trình ăn nhai hàng ngày để kích thích các mô trong xương hàm. Dưới những lực tác động đó, xương hàm không hề bị tiêu biến, vẫn giữ nguyên được mật độ và cấu trúc ban đầu. Nhờ vậy, hiện tượng hóp má sau khi nhổ răng sẽ không xảy ra.

Trồng răng Implant ngăn chặn hóp má sau khi nhổ răng

Trồng răng Implant ngăn chặn hóp má sau khi nhổ răng

Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về vấn đề nhổ răng số 4 có bị hóp má không và biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà Nha Khoa Paris muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu như bạn còn thắc mắc nào khác thì hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp..

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Giải đáp: Nhổ răng số 4 có bị hóp má không?”
Chancellor Dental: “Do Tooth Extractions Affect Your Face Shape?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Giải đáp: Răng lung lay có giữ lại được không

Giải đáp: Răng lung lay có giữ lại được không

Răng lung lay là một hiện tượng rất phổ biến. Với răng sữa thì bạn không cần lo lắng bởi đây là dấu hiệu sắp thay răng. Tuy nhiên,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nuốt phải máu sau khi nhổ răng có sao không?

Nuốt phải máu sau khi nhổ răng có sao không?

Nuốt phải máu sau khi nhổ răng có sao không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Về cơ bản, nếu nuốt quá nhiều máu sau khi nhổ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Tìm hiểu về kỹ thuật nhổ răng không sang chấn

Tìm hiểu về kỹ thuật nhổ răng không sang chấn

Nhổ răng không sang chấn là kỹ thuật hiện đại và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn hiện nay. Kỹ thuật này mang đến rất nhiều lợi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

7 Rủi ro khi nhổ răng mà bạn không thể bỏ qua

Bạn có thể gặp phải những rủi ro khi nhổ răng như: chảy máu kéo dài, đau nhức khi cử động hàm, nướu phục hồi chậm, nhiễm trùng, tổn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng tiểu phẫu là gì? Khi nào cần thực hiện

Nhổ răng tiểu phẫu là gì? Khi nào cần thực hiện

Thông thường, những chiếc răng không còn giá trị sử dụng và có thể gây hại đến sức khỏe chung sẽ được loại bỏ bằng thủ thuật nhổ răng.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phan Thị Hồng Tiến