Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng khôn mọc ngầm gây ra những rủi ro gì? Có nên nhổ không?

Răng khôn mọc ngầm dưới nướu là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, gây sưng tấy và đau nhức kéo dài. Chưa kể, chúng còn có thể làm tổn thương răng liền kề, ảnh hưởng dây thần kinh… Chính vì vậy, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên nhổ bỏ sớm để tránh biến chứng.

1. Lý do khiến răng khôn mọc ngầm

Theo bác sĩ nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Hải Phòng, hai nguyên nhân chính khiến cho răng số 8 mọc ngầm là cung hàm bị thiếu chỗ và các răng mọc lệch. Vì vậy, răng không có đủ khoảng trống để phát triển bình thường.

– Cung hàm bị thiếu chỗ: Răng khôn thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, khi cấu trúc xương hàm đã phát triển toàn diện. Xương hàm cứng chắc, các mô nướu cũng dày hơn. Chưa kể, răng khôn còn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên nếu cung hàm không đủ khoảng trống thì răng rất khó mọc lên, phải mọc ngầm bên dưới nướu.

– Các răng mọc lệch: Răng số 8 là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm, khi toàn bộ 28 chiếc răng còn lại đều đã phát triển và ổn định vị trí. Do đó, nếu như các răng khác mọc sai lệch, không đúng vị trí chuẩn thì răng khôn cũng không còn đủ khoảng trống để có thể phát triển và dẫn đến hiện tượng mọc ngầm.

Răng khôn bị mọc ngầm do cung hàm không còn đủ khoảng trống

Răng số 8 mọc ngầm do cung hàm không còn đủ khoảng trống để phát triển

2. Dấu hiệu nhận biết răng số 8 mọc ngầm

Để nhận biết răng khôn có đang bị mọc ngầm hay không, bạn có thể căn cứ theo những dấu hiệu dưới đây:

– Răng số 8 mọc ngầm dưới nướu, không thể trồi lên trên khiến cho các mô nướu bị sưng đỏ.

– Khi chạm vào phần nướu tại vị trí mọc răng, bạn sẽ thấy hơi cứng do răng nằm ngay phía dưới.

– Những cơn đau nhức dữ dội tại vị trí mọc răng xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng lớn đến ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày.

– Miệng có mùi hôi khó chịu do cặn thức ăn giặt lại tại vị trí nướu bị sưng tấy và khó làm sạch.

– Có cảm giác nặng nề ở hàm, khó khăn khi cử động miệng.

3. Những biến chứng có thể xảy ra khi răng số 8 mọc ngầm

Răng số 8 mọc ngầm dưới nướu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương răng số 7, xô lệch răng, ảnh hưởng dây thần kinh, u nang, hỏng xương hàm, viêm nướu và viêm nha chu.

3.1. Tổn thương răng số 7

Mặc dù mọc ở phía dưới nướu nhưng răng số 8 vẫn sẽ phát triển về kích thước. Dần dần, chúng sẽ gây ảnh hưởng tới chân răng số 7. Nếu như bạn không xử lý sớm, chân răng số 7 càng ngày càng suy yếu, thậm chí dẫn tới mất răng vĩnh viễn.

Trong khi đó, đây là chiếc răng đảm nhận vai trò chính đối với chức năng ăn nhai hàng ngày. Do đó, một khi răng bị mấy đi, sức nhai sẽ bị giảm sút đi rõ rệt.

Răng số 8 mọc dưới nướu có thể làm tổn thương chân răng số 7 liền kề

Răng số 8 mọc dưới nướu có thể làm tổn thương tới chân răng hàm số 7 liền kề

3.2. Xô lệch răng

Khi răng khôn không có đủ khoảng trống để phát triển, chúng sẽ có xu hướng xô đẩy những chiếc răng ở vị trí liền kề. Hậu quả là răng số 7 sẽ bị xê dịch ra khỏi vị trí ban đầu và tiếp tục tạo áp lực lên răng số 6, số 5… Dần dần, toàn hàm răng đều sẽ bị xô lệch và gây ra tình trạng sai khớp cắn.

3.3. Tổn thương dây thần kinh

Vùng xương hàm tại vị trí răng khôn có rất nhiều dây thần kinh quan trọng. Chính vì vậy, khi răng số 8 mọc ngầm, nguy cơ xâm lấn, tác động đến dây thần kinh là rất cao. Điều đó khiến bạn bị tê môi, lưỡi, mất cảm giác ở vùng hàm mặt và phải mất một thời gian dài điều trị thì mới có thể khắc phục được.

3.4. U nang

Như những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên, răng số 8 mọc ngầm có thể làm tổn thương, tiêu ngót chân răng liền kề. Dần dần, chúng sẽ bị thoái hóa thành u nang và gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy dữ dội…

3.5. Hỏng xương hàm

Biến chứng hỏng xương hàm xảy ra khi các khối u nang không được loại bỏ sớm. Bởi về bản chất, u nang sẽ tiếp tục phát triển về kích thước. Trong quá trình phát triển, chúng sẽ phá hủy cấu trúc xương hàm, thậm chí làm biến dạng khuôn mặt.

3.6. Viêm nướu, viêm nha chu

Những người có răng số 8 mọc ngầm rất dễ mắc phải các bệnh viêm nướu, viêm nha chu… Nguyên nhân là bởi phần phần nướu tại vị trí mọc răng sẽ bị sưng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho cặn thức ăn bám lại.

Nếu không được làm sạch thì đây chính là vị trí lý tưởng để vi khuẩn gây hại phát triển và gây viêm nhiễm. Khi đó, tình trạng đau nhức sẽ càng thêm nghiêm trọng.

4. Có nên nhổ bỏ răng khôn mọc ngầm không

Theo bác sĩ Hạnh, bạn nên nhổ bỏ răng số 8 mọc ngầm càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như u nang, tổn thương dây thần kinh, hỏng xương hàm… Chưa kể, răng mọc ngầm còn gây ra những cơn đau nhức dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng ăn nhai cũng như sức khỏe.

Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu như sưng nướu, đau nhức kéo dài… tại vị trí trong cùng của hàm, bạn cần nhanh chóng tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra, chụp X-quang răng và xử lý sớm.

Răng số 8 mọc dưới nướu nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm

Răng số 8 mọc dưới nướu nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng

5. Cách nhổ răng khôn mọc ngầm

Hai phương pháp nhổ răng số 8 mọc ngầm đang được áp dụng phổ biến tại nha khoa gồm có:

5.1. Phương pháp truyền thống

Với phương pháp nhổ răng truyền thống, các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng tay khoan thẳng, kìm, bẩy, dao rạch… để nhổ bỏ chiếc răng mọc ngầm ra khỏi xương hàm. Quy trình nhổ răng được tiến hành như sau:

– Thăm khám, chụp X-quang răng

– Vệ sinh, sát khuẩn vùng miệng và gây tê.

– Rạch vạt lợi.

– Mở xương bằng tay khoan thẳng.

– Chia cắt thân răng và sử dụng kìm, bẩy để nhổ răng ra ngoài.

– Khâu vết thương.

Nhổ răng bằng phương pháp truyền thống sẽ mất khá nhiều thời gian. Đồng thời, quá trình thực hiện còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tăng nguy cơ xâm lấn tới các mô xung quanh, gây đau nhức và chảy máu kéo dài.

5.2. Nhổ bằng công nghệ hiện đại

Về cơ bản, các bước thực hiện khi nhổ răng mọc ngầm bằng công nghệ hiện đại cũng tương tự như phương pháp truyền thông. Điểm khác biệt nằm ở bước mở xương, chia cắt thân răng. Thay vì sử dụng lực ma sát từ chuyển động xoay của mũi khoan, các bác sĩ sẽ dùng công nghệ siêu âm Piezotome.

Sóng siêu âm ở tần số cao sẽ nhẹ nhàng mở xương, giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn tới các mô xung quanh, giúp giảm tình trạng sưng nề và chảy máu sau khi nhổ răng.

So với phương pháp truyền thống, nhổ răng bằng Piezotome chiếm ưu thế hơn hẳn nhờ những ưu điểm sau:

– Rút ngắn quá trình nhổ răng.

– Lành thương nhanh chóng.

– Hạn chế mức độ đau nhức sau khi nhổ răng.

– Quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, ngăn chặn biến chứng.

Nhổ răng bằng công nghệ Piezotome giúp liền vết thương nhanh chóng

Nhổ răng bằng công nghệ Piezotome giúp liền vết thương nhanh và hạn chế đau nhức

6. Chi phí nhổ răng khôn mọc ngầm

Mức giá nhổ răng số 8 mọc ngầm tại Nha Khoa Paris vào khoảng 3.000.000 – 5.000.000 đồng/răng. Nếu như muốn nhổ răng bằng công nghệ Piezotome, bạn cần bỏ thêm 1.000.000 đồng/răng.

Bảng giá cụ thể như sau:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Chi phí nhổ răng không đau với công nghệ siêu âm PiezotomeRăng1.000.000
Nhổ răng số 8 mọc sai lệch (Tiểu phẫu ca khó) mức 2 (răng mọc ngầm)Răng3.000.000
Nhổ răng số 8 mọc ngầm (Tiểu phẫu ca khó) mức 3 (răng mọc ngầm + chân khó)Răng5.000.000

7. Giải đáp thắc mắc liên quan đến răng khôn mọc ngầm

7.1. Răng khôn mọc ngầm không đau có nên nhổ hay không

Đối với những chiếc răng số 8 mọc ngầm nhưng không gây đau nhức, bạn vẫn nên nhổ bỏ chúng càng sớm càng tốt. Bởi ngay cả khi bạn không bị đau nhức hay sưng tấy nhưng răng khôn vẫn sẽ phát triển bên dưới. Do đó, chúng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro liên quan đến sức khỏe như u nang xương hàm, tổn thương dây thần kinh, viêm nha chu…

7.2. Nhổ bỏ răng khôn mọc ngầm có đau không

Theo bác sĩ Phạm Thị Hạnh, nhổ răng số 8 mọc ngầm có gây đau nhức. Mức độ đau nhức nhiều hơn so với răng khôn mọc bình thường và các răng khác trên cung hàm do cần tiến hành rạch nướu, mở xương…

Tuy nhiên, trước khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ gây tê với liều lượng phù hợp. Thuốc sẽ ức chế dẫn truyền dây thần kinh cảm giác nên bạn không bị đau nhức trong suốt quá trình thực hiện.

Sau khi thuốc tê đã hết tác dụng, cơn đau sẽ nhanh chóng kéo đến. Tình trạng đau nhức sẽ dần thuyên giảm sau 2 – 3 ngày và biến mất hoàn toàn sau 1 tuần. Nếu bạn nhổ răng bằng công nghệ siêu âm Piezotome, mức độ đau nhức sẽ được giảm bớt đáng kể so với phương pháp truyền thống.

7.3. Cần làm gì sau khi nhổ răng khôn để vết thương mau lành

Để vết thương sau khi nhổ răng nhanh chóng hồi phục, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Cắn chặt miếng gạc trong vòng 30 – 45 phút để vết thương nhanh cầm máu.

– Chườm đá lạnh lên vùng má bên ngoài vị trí nhổ răng khôn trong khoảng 10 – 15 phút để giảm đau nhức nhanh chóng.

– Ưu tiên những thực phẩm ở dạng mềm và lỏng như cháo, súp, sữa chua, sinh tố, nước ép trái cây… trong những ngày đầu để tránh tác động mạnh vào vết thương.

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể từ những loại thực phẩm như rau xanh, thịt lợn, cá, trứng… để đẩy nhanh tiến độ hồi phục của vết thương.

– Không ăn thực phẩm cay, nóng bởi chúng có thể khiến cho vết thương bị kích ứng, gây đau nhức trong thời gian dài.

– Không dùng thuốc lá, uống bia, rượu. Các chất kích thích trong đó sẽ kéo dài thời gian hồi phục của vết thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Chải răng bình thường vào ngày thứ 2 sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh tác động tới vết nhổ.

– Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển và xâm nhập vào vết thương.

Người mới nhổ răng khôn chỉ nên ăn thực phẩm ở dạng mềm và lỏng

Người mới nhổ răng khôn chỉ nên ăn thực phẩm ở dạng mềm và lỏng

Tóm lại, răng khôn mọc ngầm không chỉ gây đau nhức dữ dội mà còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Do đó, ngay khi có dấu hiệu răng mọc ngầm, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và nhổ bỏ răng sớm.

Hiển thị nguồn

Sở Y tế TPHCM: “Nhận biết và xử trí răng khôn mọc lệch”
WebMD: “What You Should Know About Wisdom Teeth”
Nhà Thuốc Long Châu: “Dấu hiệu nhận biết răng khôn mọc ngầm và biện pháp xử lý hợp lý”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng khôn
Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Trám răng khôn Nên hay Không? Giá bao nhiêu tiền?

Răng khôn bị sâu là bệnh lý rất phổ biến do vị trí đặc biệt của chiếc răng này. Vậy khi răng bị sâu thì nên trám hay nhổ. Nếu trám răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Đau răng khôn không ngủ được? 5 cách giúp giảm nhẹ khi đau

Đau răng khôn không ngủ được? 5 cách giúp giảm nhẹ khi đau

Đau răng khôn là biến chứng của răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm gây nên đau nhức, khó chịu diễn ra trong ngày. Nếu tình trạng kéo dài

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Top 12 cách giảm đau khi mọc răng khôn bạn nên biết

Top 12 cách giảm đau khi mọc răng khôn bạn nên biết

Những cơn đau nhức trong quá trình mọc răng khôn là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng các cách

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng khôn mọc ngang có nên nhổ không? có ảnh hưởng gì không

Răng khôn mọc ngang có nên nhổ không? có ảnh hưởng gì không

Răng khôn mọc ngang, mọc lệch là nỗi ám ảnh của nhiều người với những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Trường hợp

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng khôn mọc ngầm 90 độ và cách xử trí hiệu quả

Răng khôn mọc ngầm 90 độ và cách xử trí hiệu quả

Răng khôn mọc ngầm 90 độ là tình trạng không ít người gặp phải do cung hàm không còn đủ khoảng trống để răng phát triển bình thường.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Tổng hợp 8 dấu hiệu nhận biết răng khôn mọc ngầm

Tổng hợp 8 dấu hiệu nhận biết răng khôn mọc ngầm

Răng khôn mọc ngầm là tình trạng mà rất nhiều gặp phải. Chúng tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe răng miệng như ảnh hưởng dây

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh