Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

8 Cách trị đau răng sâu tại nhà an toàn và dứt điểm

Nếu mắc phải bệnh lý sâu răng, những cơn đau nhức là điều rất khó tránh khỏi. Nguyên nhân là do vi khuẩn gây bệnh tấn công và phá hủy cấu trúc răng. Cơn đau chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ăn nhai và cả sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng trên, bạn có thể áp dụng những cách trị đau răng sâu tại nhà ở trong bài viết sau đây.

1. Cách trị đau răng sâu tại nhà

Để những cơn đau nhức răng sâu nhanh chóng được xoa dịu, bạn hãy sử dụng nước muối, chườm lạnh, dùng rượu, đinh hương, trà bạc hà, hành tây, tỏi và gừng hoặc thuốc giảm đau.

1.1. Nước muối

Ngậm nước muối là một cách giúp giảm cơn đau nhức răng sâu cực kỳ đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Nguyên nhân là do nước muối có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng đang tồn tại trong khoang miệng. Nhờ vậy, nước muối sẽ xoa dịu cơn đau nhức răng hiệu quả, đồng thời ngăn chặn bệnh sâu răng tiếp tục lan rộng.

Cách thực hiện:

– Pha 1 thìa cà phê muối vào trong cốc nước ấm và khuấy đều.

– Vệ sinh răng, nướu sạch sẽ bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng.

– Ngậm và súc miệng bằng nước muối trong khoảng 30 – 60 giây.

– Nhổ bỏ nước muối ra ngoài và súc miệng với nước sạch.

Với phương pháp ngậm nước muối giảm đau răng sâu, bạn chỉ nên dùng nước muối pha loãng. Bởi nước muối quá mặn sẽ khiến cho men răng nhanh chóng bị bào mòn, làm bệnh lý sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách trị đau răng sâu bằng nước muối

Cách trị đau răng sâu bằng nước muối

1.2. Chườm lạnh

Ngay khi cảm nhận được hiện tượng đau nhức do bệnh sâu răng gây ra, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để làm dịu cơn đau nhanh chóng. Hơi lạnh sẽ làm mạch máu co lại, giúp giảm lưu lượng máu đến vùng răng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nhiệt lạnh ức chế tạm thời hoạt động của dây thần kinh cảm giác. Nhờ vậy, ngay sau khi chườm lạnh, cơn đau nhức răng đã thuyên giảm đi đáng kể.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 5 – 6 viên đá sạch và một chiếc túi chườm chuyên dụng.

– Bọc đá vào trong túi chườm.

– Áp túi chườm lên vùng má bên ngoài vị trí răng bị đau nhức trong khoảng 10 – 15 phút rồi bỏ ra.

– Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, bạn có thể tiếp tục chườm sau khoảng 15 – 20 phút.

1.3. Cách trị đau nhức răng sâu bằng rượu

Rượu là một nguyên liệu có chứa cồn với đặc tính kháng khuẩn cao. Do đó, thay vì dùng nước muối pha loãng, bạn cũng có thể ngậm rượu để trị những cơn đau nhức răng sâu.

Nhằm tăng hiệu quả giảm đau, nhiều người đã ngâm rượu chung với các nguyên liệu khác. Trong đó phổ biến nhất là hạt cau. Bởi bảng thành phần của hạt cau có chứa một lượng lớn tannin. Đây là một chất có khả năng diệt khuẩn phổ rộng, trong đó có cả những vi khuẩn gây sâu răng như Streptococcus-mutans, Lactobacilli và Actinomycetes.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 20 – 25 quả cau và 1 lít rượu trắng.

– Loại bỏ phần vỏ xanh của quả cau.

– Tiếp tục tước phần cùi trắng cho tới hạt của quả cau.

– Chia hạt cau ra thành 2 hoặc 4 phần rồi đổ toàn bộ cùi trắng, hạt cau vào bình rượu.

– Đậy kín bình rượu và ngâm trong khoảng 1 tháng.

– Ngậm rượu hạt cau mỗi ngày khoảng 15 phút rồi nhổ bỏ.

1.4. Dùng đinh hương

Tinh dầu đinh hương có chứa tới hơn 50% là hoạt chất eugenol với khả năng gây tê tự nhiên. Nhờ đặc tính trên, đinh hương sẽ giúp bạn khắc phục được hiện tượng đau nhức do bệnh lý sâu răng gây ra. Đồng thời, eugenol còn ngăn chặn được sự tăng sinh của nhiều vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Chỉ cần bạn dùng đinh hương đúng cách, bệnh sâu răng cũng sẽ dần được cải thiện.

Cách thực hiện:

– Chải răng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng.

– Lấy một miếng bông gòn sạch thấm tinh dầu đinh hương.

– Đặt miếng bông gòn chứa tinh dầu đinh hương lên vùng răng sâu.

– Giữ nguyên bông gòn trong khoảng 20 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối ấm.

Đinh hương có chất gây tê tự nhiên

Đinh hương có chất gây tê tự nhiên

1.5. Súc miệng với trà bạc hà

Trà bạc hà cũng là một nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng để chữa đau răng sâu ngay tại nhà. Bởi thành phần của bạc hà có chứa một chất gây tê là menthol. Chúng có đặc tính bốc hơi nhanh và gây cảm giác mát, tê tại chỗ. Do đó, dùng trà bạc hà trong trường hợp đau nhức răng sâu có hiệu quả giảm đau rất tốt.

Cách thực hiện:

– Ngâm lá bạc hà khô vào trong nước sôi khoảng 20 phút.

– Sau khi trà bạc hà đã nguội, bạn hãy sử dụng để súc miệng hàng ngày.

1.6. Mẹo chữa đau răng sâu bằng hành tây

Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn phổ biến, hành tây còn được nhiều người biết đến với khả năng giảm đau nhức răng sâu hiệu quả. Bởi trong thành phần của hành có chứa hợp chất lưu huỳnh. Khi tiếp xúc với nước bọt ở trong khoang miệng, chúng sẽ tạo thành axit sunfuric có đặc tính gây tê hiệu quả. Nhờ vậy, cơn đau nhức răng sâu cũng sẽ dần giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một củ hành tây và bóc sạch phần vỏ bên ngoài.

– Nhai 1 lát hành tây đã được rửa sạch tại vùng răng sâu bị đau nhức cho tới khi mùi nồng của hành biến mất.

– Tiếp tục nhai lát hành thứ 2 trong trường hợp cơn đau răng không giảm bớt.

1.7. Cách trị đau răng sâu bằng tỏi và gừng

Trong Đông y, gừng được coi là một loại thảo dược tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, trong đó có hỗ trợ điều trị sâu răng. Bởi hai hoạt chất oleoresin và tecpen trong gừng đều có khả năng giảm đau và kháng viêm hiệu quả.

Trong khi đó, các thành phần kháng sinh tự nhiên trong tỏi như diallyl disulfide, azone… có thể ức chế sự phát triển và chống lại hơn 70 chủng loại vi khuẩn gây hại. Chính vì vậy, khi kết hợp tỏi và gừng lại với nhau, hiệu quả giảm đau nhức răng sâu sẽ được tăng lên đáng kể.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi sạch vỏ cùng 1 – 2 lát gừng đã được rửa sạch.

– Xay nhuyễn tỏi và gừng.

– Đắp hỗn hợp vừa xay lên vùng răng bị sâu 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần đắp khoảng 10 – 15 phút.

– Súc miệng lại bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn cặn gừng và tỏi ra khỏi miệng.

Gừng và tỏi chữa đau răng sâu

Gừng và tỏi chữa đau răng sâu

1.8. Sử dụng thuốc giảm đau

Biện pháp giảm đau nhức răng sâu nhanh nhất là uống thuốc. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm có: Franrogyl, Acetaminophen và Aspirin.

– Thuốc Franrogyl: Franrogyl là sự kết hợp hoàn hảo của các loại kháng sinh thuộc nhóm macrolide và imidazole. Thuốc đặc trị nhiễm trùng răng miệng và giảm đau nhức răng hiệu quả. Liều dùng của thuốc là uống 2 viên/lần, ngày uống từ 2 – 3 lần.

– Thuốc Acetaminophen: Acetaminophen được sử dụng phổ biến trong trường hợp giảm đau nhức răng sâu từ nhẹ cho đến trung bình. Thuốc không gây ảnh hưởng đến dạ dày, ruột như những dòng thuốc NSAID. Liều dùng là uống 650 – 1000mg/lần, cách 4 – 6 giờ nếu như cần thiết.

– Thuốc Aspirin: Aspirin là một dẫn xuất của acid salicylic, nằm trong nhóm thuốc chống viêm không steroid. Thuốc sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu bạn sử dụng ngay khi có những triệu chứng đau nhức. Liều dùng là uống 300 – 650 mg/lần, cách 4 – 6 giờ.

2. cách tại nhà có trị dứt điểm được cơn đau răng sâu không

Các biện pháp tại nhà mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên không thể trị được dứt điểm cơn đau nhức răng sâu. Bởi công dụng chủ yếu của những nguyên liệu được sử dụng chỉ có công dụng gây tê tạm thời.

Bên cạnh đó, các hoạt chất trong nguyên liệu tự nhiên cũng chỉ ức chế sự tăng sinh chứ không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Do vi khuẩn vẫn còn tồn tại trong khoang miệng nên bệnh lý sâu răng và những cơn đau nhức vẫn tiếp diễn.

Các mẹo tại nhà không thể trị dứt điểm đau răng sâu

Các mẹo tại nhà không thể trị dứt điểm đau răng sâu

3. Đau răng sâu khi nào cần đến nha khoa

Bạn cần nhanh chóng đến nha khoa nếu như những cơn đau nhức răng sâu ở mức độ nghiêm trọng và kèm theo những dấu hiệu dưới đây:

– Trên răng có lỗ hổng lớn do vi khuẩn phá hủy cấu trúc răng.

– Niêm mạc tại vị trí răng sâu bị sưng to kèm theo chảy mủ.

– Đã áp dụng các cách như chườm lạnh, uống thuốc giảm đau, súc miệng nước muối… nhưng cơn đau nhức răng không thuyên giảm và vẫn tiếp tục âm ỉ.

– Sốt, hôi miệng, đắng miệng, sưng hạch bạch huyết do răng sâu vào tủy.

Mong rằng những cách trị đau răng sâu mà Nha Khoa Paris chia sẻ ở trong bài viết trên sẽ giúp hiện tượng đau nhức răng nhanh chóng được xoa dịu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn điều trị dứt điểm cơn đau thì biện pháp hiệu quả nhất là tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xử lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Cách trị đau răng
Tổng hợp 12 cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà

Tổng hợp 12 cách chữa đau răng sâu nhanh nhất tại nhà

Tình trạng đau nhức khi bị sâu răng là điều rất khó tránh khỏi do vi khuẩn phá vỡ cấu trúc răng. Để xoa dịu cơn đau, bạn có thể áp dụng

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? Khi gặp phải hiện tượng đau buốt răng, bạn có thể áp dụng 5 cách sau: chườm lạnh, dùng muối, tỏi, túi trà

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Bà bầu bị đau răng sâu do đâu? Cách chữa trị AN TOÀN nhất?

Bà bầu bị đau răng sâu do đâu? Cách chữa trị AN TOÀN nhất?

Bà bầu bị đau răng sâu là hiện tượng phổ biến và cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé!

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Nguyên nhân gây đau răng hàm dưới và cách chữa trị THÍCH HỢP

Nguyên nhân gây đau răng hàm dưới và cách chữa trị THÍCH HỢP

Chào bác sĩ, dạo gần đây khi uống nước lạnh hay ăn những đồ chua, cay, ngọt gắt em thường bị đau răng hàm dưới buốt đến tận óc, ê cả

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Đau răng khôn khi mang thai có nên nhổ không?

Đau răng khôn khi mang thai có nên nhổ không?

Răng khôn mọc ra gây ra tình trạng đau nhức kéo dài, khó ăn uống gây cản trở quá trình bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này gây

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công