Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng khôn có nên nhổ không? Trường hợp nào nên và không nên nhổ

Răng khôn có nên nhổ không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trường hợp mọc răng khôn gây đau nhức, khó khăn khi vệ sinh răng miệng thì nên nhổ bỏ chúng. Còn với những chiếc răng khôn mọc thẳng, không gây đau và không liên quan đến sâu răng hoặc viêm nướu thì không cần phải nhổ.

1. Răng khôn có nên nhổ không?

Không phải mọi trường hợp mọc răng khôn đều cần phải nhổ bỏ. Trước khi quyết định nên nhổ răng khôn hay không, bác sĩ sẽ thăm khám và chụp phim X-quang để xác định hướng mọc và tình trạng của các mô xung quanh.

Nên thực hiện nhổ răng khôn khi răng gây các biến chứng đau, viêm nhiễm và ảnh hưởng đến các răng kế cận. Còn các trường hợp răng khôn phát triển bình thường, không gây ra vấn đề gì, có đủ không gian để mọc hoặc đang mắc các bệnh lý toàn thân thì không nên nhổ bỏ.

Dưới đây là trường hợp nên và không nên nhổ răng cụ thể.

1.1. Trường hợp cần nhổ răng khôn

Việc nhổ răng khôn là cần thiết với những trường hợp sau:

– Kích thước răng khôn lớn:

Răng khôn có kích thước quá lớn sẽ chèn ép và làm ảnh hưởng tới răng số 7. Qua đó khiến các răng bị xô lệch, tạo áp lực vào các răng khác. Vì thế, việc nhổ răng sớm sẽ tránh sai lệch khớp cắn, hạn chế ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm.

– Răng khôn gây cản trở vệ sinh răng miệng:

Răng khôn mọc thẳng trên cung hàm không gây đau nhức nhưng vẫn sẽ tạo khoảng trống giữa răng khôn và răng số 7. Khoảng trống sẽ khiến thức ăn, mảng bám dễ dàng tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây các bệnh lý về răng miệng. Vì thế, các bác sĩ vẫn sẽ khuyên nhổ răng trong trường hợp mọc thẳng.

– Răng khôn đâm vào dây thần kinh quanh nướu:

Nướu là vị trí tập trung nhiều dây thần kinh nên rất nhạy cảm. Trong một số trường hợp, dù răng khôn mọc thẳng nhưng lại chèn ép lên vào thần kinh, gây ra đau đầu, choáng váng. Thậm chí, có thể gây méo miệng, mặt lệch và làm ảnh hưởng đến cấu trúc của toàn hàm.

– Không có răng đối xứng:

Với những người chỉ mọc răng khôn hàm dưới hoặc hàm trên thì dù mọc thẳng nhưng không có sự đối xứng. Vì thế, về lâu dài sẽ sẽ làm lệch khớp cắn nếu 2 hàm không khít. Đồng thời có thể gây tổn thương lên vùng nướu.

– Răng khôn bị sâu, viêm tủy:

Răng khôn dễ bị sâu do khó vệ sinh. Nếu không điều trị sớm sẽ gây viêm tủy và lây lan các răng lân cận. Do đó bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn để tránh ảnh hưởng về sau.

– Nhổ răng khôn để niềng răng:

Dù là răng khôn mọc thẳng thì khi thực hiện niềng răng cũng phải nhổ bỏ. Nhổ răng khôn giúp tạo ra khoảng trống cho các răng trên cung hàm di chuyển, tăng hiệu quả chỉnh nha. Hơn nữa, nhổ răng khôn trước khi niềng răng sẽ hạn chế tình trạng đẩy răng, làm xô lệch hàm.

Răng khôn mọc lệch:

Tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc dưới nướu,… chiếm tới hơn 60% các trường hợp được chỉ định nhổ răng khôn.

Khi mọc sai vị trí, răng khôn sẽ gây đau nhức, sưng tấy kéo dài khiến cơ hàm khó khăn khi cử động. Ngoài ra, răng còn làm ảnh hưởng tới dây thần kinh, gây viêm nhiễm.

Răng khôn mọc lệch cần nhổ bỏ

Răng khôn mọc lệch cần nhổ bỏ

1.2. Các trường hợp không nên thực hiện nhổ răng khôn

Không phải trường hợp nào cũng cần thực hiện nhổ răng, bạn có thể bảo tồn răng khôn trong những trường hợp như:

– Răng khôn mọc thẳng, mọc bình thường, không mắc kẹt với những mô xương và nướu và không gây các biến chứng khác. Đây là trường hợp mọc răng khôn tốt nhất và bạn chỉ cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch răng khôn

– Người đang mắc phải những bệnh lý về tim mach, máu khó đông, tiểu đường,… thì không nên nhổ răng khôn

– Những răng khôn liên quan trực tiếp đến cấu trúc quan trọng như dây thần kinh, xoang hàm,… thì không thể tiến hành nhổ tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

2. Nhổ răng khôn nguy hiểm không

Nhổ răng khôn là thủ thuật nha khoa đơn giản, quy trình thực hiện nhanh chóng và không gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu không đảm bảo quy trình và lựa chọn nha khoa kém chất lượng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Chảy máu kéo dài:

Chảy máu kéo dài thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn đông máu. Hơn nữa, trong một số trường hợp người bệnh uống rượu bia hoặc hút thuốc lá ngay sau khi nhổ răng cũng gây ra tình trạng này.

– Nhiễm trùng:

Nguyên nhân là do dụng cụ để nhổ răng không đảm bảo vô trùng. Người bệnh có thể đau nhức từ 2 – 3 tuần khi nhiễm trùng.

– Tổn thương dây thần kinh:

Dấu hiệu nhận biết tổn thương dây thần kinh là ở một số vị trí như lưỡi, môi, nướu có cảm giác tê, ngứa. Các triệu chứng có thể tự khỏi sau vài tuần và không nguy hiểm.

– Viêm xương ổ răng:
Sau khi nhổ răng, có trường hợp không hình thành cục máu đông, các mô, xương cơ hoặc dây thần kinh không được bảo vệ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức liên tục trong 5 – 6 ngày. Đi kèm với đó là đau tai, hơi thở có mùi, mất cảm giác,…

Nhổ răng khôn nguy hiểm không

Nhổ răng khôn nguy hiểm không

3. Lưu ý trước và sau khi thực hiện nhổ răng khôn

Người bệnh nên vệ sinh răng miệng cẩn thận cả trước và sau nhổ răng khôn.

Trước khi nhổ răng khôn:

– Thông báo đến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn.

– Liệt kê các loại thuốc đang hoặc thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng

– Hỏi về thời gian cần nghỉ ngơi để hồi phục sau nhổ răng để sắp xếp thời gian hợp lý

Chăm sóc sau khi nhổ răng:

– Chườm lạnh trong ngày đầu sau khi nhổ giúp khắc phục tình trạng chảy máu

– Chườm ấm vào ngày thứ 2 sau nhổ để giảm sưng và đau

– Mở và khép miệng nhẹ nhàng

– Dùng thức ăn mềm, lỏng như mì ống, cơm, bún, cháo, súp

– Uống nhiều nước

– Chỉ nên đánh răng từ ngày thứ 2 sau khi nhổ, cẩn thận để tránh chạm vào vết thương

– Dùng thuốc theo chỉ định để giảm sưng đau

– Nếu bị sốt hoặc hoặc tình trạng sưng tấy không thuyên giảm, nên tìm đến bác sĩ để được xử lý

– Không súc miệng quá mạnh, không ăn thức ăn cứng, giòn, dai vì có thể làm trầy xước vết thương

– Không hút thuốc lá, uống rượu bia vì có thể làm chậm quá trình lành vết thương

Chăm sóc sau nhổ răng khôn

Chăm sóc sau nhổ răng khôn

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc răng khôn có nên nhổ không. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan đến các vấn đề răng miệng, liên hệ với Nha khoa Paris để được hỗ trợ chi tiết và nhanh nhất.

Hiển thị nguồn

Woonona Dentists: “Is Wisdom Tooth Removal Painful? Understand How To Cope With It”
Mayo Clinic: “Wisdom teeth removal: When is it necessary?”
WebMD: “Do I Need to Have My Wisdom Teeth Removed?”
BLOOR WEST SMILES DENTAL: “5 Reasons It’s Time To Get Your Wisdom Teeth Removed”
Colgate: “Răng khôn là răng nào? Trường hợp cần nhổ bỏ răng khôn”
Sở Y tế Nam Định: “Nhổ răng khôn có đau không? Những lưu ý khi nhổ răng khôn”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Bởi cơ thể vừa chịu tác động do thao tác loại bỏ răng. Tùy vào cơ

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với phụ nữ về cả tâm sinh lý và sức khỏe. Cùng với đó răng miệng cũng dễ gặp các bệnh lý hơn khi

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Tại sao nhổ răng khôn về bị sưng – Mẹo giảm sưng nhanh chóng

Tại sao nhổ răng khôn về bị sưng – Mẹo giảm sưng nhanh chóng

Nhổ răng khôn về bị sưng xảy ra do quá trình nhổ có sự xâm lấn tới xương ổ răng, mô mềm. Hiện tượng trên thường chỉ xảy ra trong khoảng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và ăn gì nhanh lành, giảm đau

Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và ăn gì nhanh lành, giảm đau

Răng khôn thường được chỉ định nhổ bỏ trong trường hợp mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên ngang… Việc nhổ răng chắc chắn sẽ để lại vết thương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng khôn là răng số mấy – Những trường hợp nên nhổ bỏ

Răng khôn là răng số mấy – Những trường hợp nên nhổ bỏ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Không nhổ răng khôn có sao không | Những điều cần lưu ý

Không nhổ răng khôn có sao không | Những điều cần lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh