Sâu răng là một bệnh lý chiếm một tỷ lệ rất lớn, lên tới 80%. Nếu bệnh không được chữa trị sớm, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và dẫn tới tình trạng sâu gần hết chân răng. Đây là giai đoạn rất nặng, gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Sâu gần hết phần chân răng có nghĩa là bệnh sâu răng đã ở giai đoạn nghiêm trọng. Vi khuẩn gây bệnh đã phá hủy phần lớn cấu trúc răng. Khi đó, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những hốc sâu lớn, rộng, thậm chí tủy răng còn có thể bị lộ ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, bạn còn phải chịu đựng những cơn đau nhức dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày. Mức độ đau nhức sẽ nặng nhất khi bạn ăn nhai hoặc vào ban đêm. Ngoài ra, ở giai đoạn trên, hơi thở cũng có mùi rất khó chịu và gần như không thể loại bỏ bằng việc vệ sinh răng miệng thông thường.
Sâu gần hết phần chân răng là giai đoạn nặng
Sâu gần hết phần chân răng là tình trạng răng sâu rất nguy hiểm, gây mất răng vĩnh viễn. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ bị viêm tủy răng, viêm quanh chóp răng mãn tính, áp xe chân răng có mủ, nhiễm trùng, tiêu xương hàm và tạo nang xương hàm.
Răng bị sâu gần hết chân đã ở giai đoạn nặng. Khi đó, bạn buộc phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn để loại bỏ ổ viêm, ngăn chặn viêm nhiễm tiếp tục lây lan.
Khi tổ chức cứng của răng đã bị phá hủy, phần tủy răng bên trong sẽ lộ ra bên ngoài. Nhờ vậy, vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào tủy răng và gây viêm nhiễm.
Bệnh viêm tủy răng sẽ khiến cho mức độ đau nhức răng gia tăng đáng kể. Thậm chí, cơn đau còn có thể lan rộng sang những bộ phận xung quanh như hàm, các răng liền kề…
Răng bị sâu nghiêm trọng làm tủy răng lộ ra ngoài và dễ viêm
Chóp răng là vị trí cuối cùng của chân răng, nằm sâu bên trong xương hàm. Vi khuẩn phá hủy gần hết chân răng sẽ nhanh chóng tấn công tới phần chóp răng và gây viêm nhiễm mãn tính. Khi đó, phần nướu sẽ bị sưng tấy, phù nề và mưng mủ kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng.
Khi chân răng bị vi khuẩn tấn công, nước bọt chỉ có tính sát khuẩn nhẹ nên sẽ không có tác dụng. Đồng thời, các mô nướu xung quanh răng cũng có xu hướng rút hết các chất lỏng bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, do dịch mủ không thoát được ra ngoài nên sẽ tích tụ ở chân răng và hình thành nên ổ áp xe. Theo thời gian, ổ áp xe răng sẽ càng lớn và ảnh hưởng đến cả những dây thần kinh cùng với các mô xung quanh.
Áp xe chân răng có mủ
Nhiễm trùng chân răng là biến chứng nặng nề của bệnh sâu răng. Vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào tủy răng, gây hoại tử tủy và nhiễm trùng. Nếu như bạn không xử lý sớm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu và gây nguy hiểm tới tính mạng.
Khi phần chân răng đã bị sâu gần hết, ổ viêm sẽ tiếp tục lan rộng xuống phía dưới và gây tiêu xương hàm. Khi đó, xương hàm sẽ bị suy giảm đi đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Tình trạng trên kéo dài sẽ khiến cho hàm răng bị xô lệch, gây sai khớp cắn và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do sâu răng gây ra là tạo nang trong xương hàm. Khi răng sâu, tủy răng đã bị hoại tử thì các độc tố sẽ giải phóng tại chóp răng và gây viêm. Quá trình viêm sẽ phá hủy đi tế bào biểu mô Malassez còn sót lại ở dây chằng quanh răng và hình thành nang.
Càng ngày, các nang sẽ phát triển càng lớn. Dần dần, chúng sẽ phá hủy xương, tạo thành các hốc lớn bên trong xương hàm, khiến cho xương bị mỏng dần và dễ gãy. Không chỉ vậy, nang xương hàm còn khiến cho khuôn mặt bi biến dạng, gây mất thẩm mỹ và giảm sự tự tin khi giao tiếp.
Như chúng tôi đã chia sẻ, sâu gần hết phần chân răng là tình trạng rất nghiêm trọng nên không thể xử lý bằng phương pháp trám răng hay bọc sứ như bình thường. Phương án hiệu quả nhất là nhổ bỏ đi chiếc răng bị sâu để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm tiếp tục lây lan sang những bộ phận khác như xương hàm, chóp răng…
Tuy nhiên, sau khi nhổ bỏ răng, bạn cần nhanh chóng trồng răng giả thay thế để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai hàng ngày. Trong các phương pháp trồng răng, cấy ghép Implant được xem là giải pháp tối ưu bởi giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương sau khi mất răng.
Răng bị sâu nặng cần nhổ bỏ
Có thể thấy, sâu gần hết chân răng rất nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh sâu răng như đốm đen trên răng, đau nhức… bạn nên đến nha khoa để chữa trị sớm, ngăn chặn bệnh lý tiếp tục tiến triển.
Gouvernement Du Québec: “Tooth decay complications”
Healthline: “Root Cavity Causes, Symptoms, Diagnosis, and Treatment”
Trẻ 5 tuổi bị sâu răng không phải là tình trạng hiếm gặp tuy nhiên lại có không ít bố mẹ gặp khó khăn trong việc tìm biện pháp xử lý.
Sâu răng để lâu có thể tiến triển nặng gây nhiều biến chứng, hệ lụy nghiêm trọng như vỡ răng, viêm xoang hàm, mất răng,… Ngoài những
Sâu răng khi niềng răng rất dễ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc chăm sóc răng miệng không cẩn thận. Bệnh lý không chỉ gây
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc
Các cách bắt sâu răng bằng lá tía tô đã được dân gian lưu truyền từ rất lâu. Trong lá tía tô có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn,
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×