Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Làm cách nào để hết đau răng? Biện pháp giảm đau tức thì

Đau răng là triệu chứng thường gặp nếu bạn có răng sâu, viêm nướu, mọc răng khôn,… Đau răng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh và gây khó chịu cho người bệnh. Vậy thì làm cách nào để hết đau răng? Bạn có thể áp dụng những cách trị đau răng nhanh chóng, đơn giản sau để cảm thấy dễ chịu hơn.

1. Nguyên nhân gây đau răng

Đau răng là triệu chứng của nhiều bệnh lý hoặc vấn đề về sức khỏe răng miệng khác. Tùy theo nguyên nhân và mức độ của cơn đau, thời gian cũng như cách điều trị sẽ khác nhau. Vì thế khi bị đau răng, cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục từ nguyên nhân mới có thể chữa dứt điểm.

Những nguyên nhân thường gặp gây đau răng gồm:
– Sâu răng:

Sâu răng là nguyên nhân chính làm đau răng. Khi vi khuẩn phát triển trên mảng bám, hình thành sâu răng, ảnh hưởng tới lõi răng và gây đau nhức.

– Viêm lợi:

Nhiễm trùng lợi gây ra tình trạng đau nhức răng kéo dài, kèm theo các cơn ê buốt. Khi bệnh nghiêm trọng, cơn đau sẽ có lan rộng ra các vùng xung quanh, bao gồm cả hàm, tai, thái dương và đầu.

– Chấn thương răng:

Chấn thương răng có thể xảy ra khi chơi thể thao, tai nạn, hoặc bất kỳ hoạt động nào va chạm trực tiếp với răng. Đặc biệt các chấn thương mạnh làm răng nứt vỡ, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.

– Mòn men răng:

Men răng bảo vệ ngà răng trước tác động bên ngoài và việc ăn uống hàng ngày. Men răng bị mòn làm ngà răng sẽ bị hở ra ngoài, bạn sẽ cảm nhận được các đau nhức và khó chịu, đặc biệt là khi ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc lạnh.

– Mọc răng khôn:

Mọc răng khôn có thể gây đau và sưng khu vực xung quanh răng. Nếu răng khôn không mọc theo đúng hướng hoặc không đủ không gian để mọc sẽ gây ra nhiễm trùng. Đồng thời, nếu răng khôn mọc chồng lên các răng khác có thể tấn công và làm hư hại các răng kế cận.

Nguyên nhân gây đau răng

Nguyên nhân gây đau răng

2. Làm cách nào để hết đau răng? Cách điều trị tại nhà

Nếu chưa sắp xếp được thời gian tới gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng các cách đơn giản tại nhà sau để giảm đau nhanh chóng và đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày.

2.1. Súc miệng bằng nước muối

Một trong những cách giảm đau răng tại nhà nhanh nhất là sử dụng nước muối. Muối biển là vị thuốc thần kỳ hỗ trợ sức khỏe, hệ miễn dịch, ổn định nhịp tim và huyết áp và làm giảm đau răng hiệu quả.

Các thành phần kháng khuẩn tự nhiên có trong muối biển giúp giảm các triệu chứng đau răng và loại bỏ các vi khuẩn gây viêm. Ngoài ra, trong muối biển cũng có hơn 60 loại chất khoáng giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

Mẹo giảm đau răng bằng nước muối:

– Lấy nửa muỗng cà phê muối

– Cho muối vào cốc nước ấm, thử lại có cảm giác lờ lợ là được, không súc miệng với nước muối quá mặn

– Súc từng ngụm nhiều lần cho đến khi hết

2.2. Tỏi trị đau nhức răng

Tỏi là nguyên liệu có tính sát khuẩn cao nên giúp giảm viêm, đau và sưng. Khi bị đau răng, bạn cần đập dập vài nhánh tỏi tươi, có thể trộn với ít muối rồi đặt vào vị trí răng đau, cảm giác khó chịu sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Một cách khác cũng thường được sử dụng là thêm chút nước vào tỏi và muối, giã để nước ở tép tỏi tiết ra. Dùng bông chấm hỗn hợp vào chỗ đau răng, thực hiện liên tục nhiều lần sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.

2.3. Đinh hương giảm đau nhức răng

Trong đinh hương có chứa Eugenol – một chất gây tê tự nhiên. Ngoài ra, đinh hương còn có tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm đau răng và chống nhiễm trùng răng, nướu hiệu quả.

Để chữa đau răng với đinh hương, bạn cần dùng bông gòn thấm vào tinh dầu đinh hương và đặt vào vị trí đau răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai đinh hương khô và giữ nguyên tại răng đau khoảng 30 phút. Đinh hương được nghiền nát sẽ tiết ra phần tinh dầu bên trong và có hiệu quả cao hơn rất nhiều.

2.4. Chữa đau răng bằng bạc hà

Bạc hà chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn. Do đó, bạc hà thường được dùng để thư giãn thần kinh, đau đầu kinh niên hoặc tiền đình, đặc biệt là giảm đau nhức răng hiệu quả. Bạn có thể dùng bạc hà để pha trà bằng cách sau:

– Lấy 1 nắm lá bạc hà tươi rồi rửa sạch, để cho ráo nước

– Cho bạc hà vào ấm trà, đổ thêm 150ml nước sôi, đợi 10 – 15 phút cho tinh chất trong bạc hà tiết ra

– Uống trà khi còn hơi ấm và uống từng ngụm nhỏ. Ngậm trong 3 phút để các tinh chất trong trà phát huy công dụng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng và giảm đau răng

Chữa đau răng bằng bạc hà

Chữa đau răng bằng bạc hà

2.5. Chườm đá lạnh ngoài má

Chườm đá lạnh là cách giảm đau răng đơn giản nhất, phù hợp với những người bị đau răng do viêm lợi hoặc chấn thương xương hàm. Bởi nhiệt độ thấp sẽ tác động vào vùng răng bị đau, lưu lượng máu sẽ giảm nhanh, từ đó cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Cách thực hiện:

– Lấy khoản 2 – 3 viên đá lạnh và bọc lại trong khăn sạch

– Chườm đá vào vùng má ngoài vị trí răng bị đau nhức. Di chuyển khăn chườm liên tục để tránh bỏng lạnh

– Hãy chườm trong khoảng 10 – 15 phút, chia làm nhiều lần chườm và không chườm quá lâu, chờ khoảng 30 – 40 phút trong mỗi lần chườm

2.6. Chữa nhức răng với gừng tươi

Gừng tươi có vị cay nóng, có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao. Đây là cách trị đau răng hiệu quả với trường hợp sâu răng. Thực hiện nhiều lần trong ngày mỗi khi cơn đau nhức răng tái phát.

Cách thực hiện:

– Rửa gừng tươi và cạo sạch vỏ

– Dùng gừng tươi cắn vào chỗ răng đau và giữ trong 3 – 5 phút cho tinh chất gừng tiết ra để diệt khuẩn hoặc giã nát gừng nhuyễn rồi đắp lên vị trí răng sâu

– Sau vài ngày thực hiện, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau răng thuyên giảm bất ngờ

Dùng gừng tươi giảm đau răng

Dùng gừng tươi giảm đau răng

2.7. Giảm đau răng sâu với cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương chứa hợp chất thymol nên thường sử dụng để điều chế các loại thuốc giảm đau, sát trùng. Đây cũng là nguyên liệu rất hiệu quả trong quá trình chữa đau răng sâu tại nhà.

Bạn hãy nhỏ vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào cốc nước ấm. Sau đó dùng hỗn hợp để súc miệng 4 – 5 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng bông gòn thấm tinh dầu và áp lên vết răng sâu.

2.8. Trị đau răng sâu bằng oxy già

Oxy già hay dung dịch Hydro Peroxide có tính chất kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả. Rất nhiều chuyên gia đánh giá rằng đây là loại dung dịch có thể giảm cảm giác đau răng sâu nhanh chóng.

Oxy già cần phải được pha theo tỷ lệ trước khi sử dụng. Bạn cần trộn oxy già cùng nước theo tỷ lệ tương ứng 1:1, sau đó súc miệng trong 30 giây, cuối cùng súc miệng lại với nước sạch.

Cần lưu ý không nuốt oxy già khi sử dụng, đặc biệt không áp dụng phương pháp này cho trẻ nhỏ.

3. Thuốc giảm đau răng an toàn khi sử dụng

Để giảm đau răng hiệu quả, thuốc giảm đau là biện pháp tối ưu nhất. Đặc biệt, thuốc được ưu tiên dùng trong trường hợp đau nhức kéo dài, liên tục. Nếu bạn chưa biết dùng loại thuốc giảm đau nào thì có thể tham khảo các loại thuốc sau đây, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

– Paracetamol/Acetaminophen:

Paracetamol là loại thuốc giảm đau không còn xa lạ hiện nay. Thuốc có thể sử dụng với nhiều đối tượng và nhiều độ tuổi khác nhau, có khả năng giảm đau nhanh chóng. Paracetamol/Acetaminophen có tác dụng nhanh, chỉ trong 15 – 30 phút sau khi uống.

Theo các chuyên gia, dùng Paracetamol/Acetaminophen trong ngày không quá 4000mg đối với người lớn, với trẻ em không quá 75mg/kg.

– Thuốc giảm đau, chống viêm:

Diclofenac, Ibuprofen, Meloxicam, Etoricoxib,… là loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid đặc trưng hiện nay. Chúng được dùng với trường hợp đau răng dữ dội kèm ê buốt, sưng tấy.

– Thuốc gây tê:

Các loại thuốc gây tê tại chỗ như Lidocaine, Prilocaine, Tetracaine và Benzocaine được sử dụng chủ yếu ở dạng gel hoặc dung dịch xịt, có tác dụng giảm đau tức thì. Tuy nhiên, so với 2 nhóm thuốc trên, thuốc gây tê có thời gian tác dụng rất ngắn. Do đó, chúng không thể giải quyết triệt để cơn đau răng kéo dài.

Thuốc giảm đau, kháng viêm Diclofenac

Thuốc giảm đau, kháng viêm Diclofenac

4. Cách điều trị đau răng tại nha khoa

Các biện pháp giảm đau nhức răng tại nhà kể trên chỉ có tác dụng tạm thời. Để điều trị dứt điểm, bạn nên đến trực tiếp các địa chỉ nha khoa uy tín. Tùy vào từng nguyên nhân gây đau nhức mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau như:

4.1. Đau nhức do sâu răng

Tùy vào giai đoạn sâu răng mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp:

– Sâu răng mới chớm: điều trị bằng fluor để ngăn chặn các đốm nâu phát triển lan rộng, phục hồi lại răng chắc khỏe nhanh chóng

– Lỗ sâu răng lớn: cần hàn trám răng để bịt kín lỗ sâu, ngăn sự phát triển của vi khuẩn

– Giai đoạn nặng: bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy để loại bỏ vùng tủy viêm. Sau đó trám ống tủy để khôi phục lại hình dáng của răng

4.2. Đau nhức do viêm lợi

Nếu bạn bị đau răng do viêm lợi, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh lý.

Đầu tiên là làm sạch bề mặt răng, lấy cao răng, làm sạch vùng lợi. Bác sĩ sẽ nạo túi lợi để loại bỏ vùng viêm nhiễm. Sau đó kê thuốc cần sử dụng để phục hồi vùng lợi bị viêm.

Lấy cao răng loại bỏ viêm nhiễm

Lấy cao răng loại bỏ viêm nhiễm

4.3. Đau do áp xe răng

Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tùy mức độ áp xe răng:

– Mức độ nhẹ: kê thuốc kháng sinh, kháng viêm để làm dịu tổn thương và loại bỏ khối áp xe

– Mức độ trung bình: bác sĩ sẽ chích ổ chứa mủ để làm sạch mủ và những mô hoại tử do viêm nhiễm. Sau đó kê đơn thuốc sử dụng để nhanh chóng phục hồi

– Mức độ nặng: áp xe răng nghiêm trọng sẽ làm chân răng lung lay và có nguy cơ rụng răng. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển

4.4. Đau nhức do gãy răng

Bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị dựa vào tình trạng gãy răng:

– Răng bị nứt nhẹ: bác sĩ sẽ làm sạch bề mặt răng và khu vực vết nứt. Sau đó hàn trám lại hoặc bọc sứ bên ngoài để bảo vệ ngà răng, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn

– Răng bị gãy, nứt nặng: điều trị nội nha, khôi phục răng thật với trường hợp này sẽ không có hiệu quả. Do đó bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng và phục hồi lại bằng răng giả

Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã biết được làm cách nào để hết đau răng. Nếu muốn tư vấn thêm thông tin hoặc cần đặt hẹn thăm khám, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Paris để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa đau răng
Thần chú chữa đau răng – Quy tắc khi vệ sinh răng miệng

Thần chú chữa đau răng – Quy tắc khi vệ sinh răng miệng

Đau răng luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn trong ăn uống cũng như là giao tiếp hàng ngày. Sử

Ngày 26/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Tổng hợp 10 cách chữa đau răng tại nhà bạn nên biết

Đau răng là một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và cả cuộc sống

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả nhất , Bác sĩ nha khoa tư vấn

Các loại thuốc giảm đau răng hiệu quả nhất , Bác sĩ nha khoa tư vấn

Thuốc giảm đau răng thường chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm từ đó làm dịu cơn đau nhanh chóng. Bác sĩ khuyên khách hàng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
5 Cách bấm huyệt chữa đau răng Đơn Giản & Hiệu Quả

5 Cách bấm huyệt chữa đau răng Đơn Giản & Hiệu Quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
8 Cách chữa đau răng nhanh hết ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

8 Cách chữa đau răng nhanh hết ngay tại nhà cực kỳ hiệu quả

Đau nhức răng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Cơn đau nhức sẽ cản trở việc ăn uống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khiến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? Khi gặp phải hiện tượng đau buốt răng, bạn có thể áp dụng 5 cách sau: chườm lạnh, dùng muối, tỏi, túi trà

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam