Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng khôn xong bị đau răng bên cạnh phải làm gì?

Nhổ răng khôn là chỉ định bắt buộc trong nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Sau nhổ răng khôn một số trường hợp bị đau răng bên cạnh. Liệu đây có phải là biến chứng bất thường không? Nhổ răng khôn xong bị đau răng bên cạnh khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguyên nhân nhổ răng khôn xong đau răng bên cạnh

Tình trạng nhổ răng khôn làm đau răng bên cạnh thường gây ra những cơn đau liên tục, âm ỉ và gây khó chịu. Cơn đau đến từ các tổn thương ở vùng răng khôn sau khi nhổ.

Nguyên nhân của tình trạng nhổ răng khôn xong đau răng bên cạnh có thể do những lý do sau:

Răng khôn mọc lệch:

Nếu răng khôn mọc lệch hướng hoặc dồn ép các răng bên cạnh, làm các răng bên cạnh đau nhức và khó chịu sau khi nhổ răng khôn.

– Tổn thương dây thần kinh:

Trong quá trình nhổ răng số 8, dây thần kinh có thể bị tổn thương, gây ra cảm giác đau rát và kéo dài thời gian liền vết thương.

– Nhiễm trùng vùng nhổ răng:

Nếu khu vực quanh nơi nhổ răng không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách, nhiễm trùng có thể xảy ra. Nhiễm trùng sẽ lan sang răng bên cạnh, gây đau nhức và sưng.

– Chấn thương mô mềm:

Khi nhổ răng, mô mềm xung quanh có thể bị tổn thương, gây ra đau và sưng.

– Thực hiện sai kỹ thuật:

Kỹ thuật của bác sĩ không đúng chèn ép lên các vị trí lân cận của răng khôn. Hoặc trong quá trình phẫu thuật mở xương hàm quá lớn hoặc không đủ khiến mũi khoan gây tổn thương răng bên cạnh.

– Khô ổ răng:

Một vấn đề phổ biến sau khi nhổ răng khôn là khô ổ răng. Tình trạng xảy ra khi vùng nhổ răng không duy trì đủ độ ẩm, làm trầy xước mô và gây đau rát răng bên cạnh.

Ngoài ra, tình trạng đau răng bên cạnh sau khi nhổ răng khôn có thể do người nhổ dị ứng với các thành phần của thuốc gây tê. Đây là biến chứng gây nhiều hậu quả nặng như bại não, chết não,…

Nguyên nhân nhổ răng khôn xong đau răng bên cạnh

Nguyên nhân nhổ răng khôn xong đau răng bên cạnh

2. Nhổ răng khôn xong bị đau răng bên cạnh có nguy hiểm không

Nhổ răng khôn xong đau răng bên cạnh ở mức bình thường và sẽ giảm dần sau vài ngày là tình trạng bình thường, không quá nguy hiểm tới sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu đau nhức kéo dài và ngày càng nặng hơn thì bạn cần hết sức lưu ý. Bởi có thể trong quá trình nhổ răng bác sĩ có thể tác động đến dây thần kinh và ổ răng hoặc răng bị nhiễm trùng do không vệ sinh đúng cách. Khi đó, bạn cần được thăm khám và khắc phục kịp thời để tránh các rủi ro xảy ra.

3. Nhổ răng khôn xong đau răng bên cạnh phải làm gì

Nhổ răng khôn đau răng bên cạnh là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật. Tuy nhiên, tùy theo biểu hiện đau nhức nặng hay nhẹ sẽ có những cách xử lý khác nhau.

3.1. Đau ở mức độ nhẹ

Nếu bạn chỉ cảm thấy đau rát nhẹ sau khi nhổ răng khôn, có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như sau:

– Chườm đá lạnh:

Chườm lạnh ở khu vực bị đau sẽ làm tê liệt dây thần kinh tạm thời, giúp giảm sưng và đau. Hãy quấn vài viên đá vào khăn mềm để hơi lạnh không tiếp xúc trực tiếp với da. Áp khăn vào vùng má ngoài răng khôn vừa nhổ rồi giữ nguyên trong 10 – 15 phút. Bạn chỉ nên chườm đá trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn, những ngày tiếp theo hãy chườm nóng.

– Chườm nóng:

Hơi ấm sẽ giúp các mạch máu giãn nở, làm tan máu bầm, giúp giảm sưng đau răng. Tương tự như chườm lạnh, bạn hãy quấn một chai nước nóng vào một chiếc khăn rồi chườm lên vùng má trong 15 – 20 phút. Trước khi chườm hãy kiểm tra độ nóng để tránh bị bỏng. Chườm nóng sẽ giúp giảm sưng đau hoàn toàn trong 1 – 2 ngày.

– Uống thuốc giảm đau:

Nếu được bác sĩ chỉ định, uống thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau hiệu quả. Hãy tuân thủ theo liều lượng và chỉ dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Ăn đồ ăn mềm, lỏng:

Trong giai đoạn này, hạn chế ăn thức ăn cứng và nên ăn thực phẩm mềm mịn, dễ tiêu. Các lựa chọn phù hợp như súp, cháo, yogurt, pudding, bánh mì mềm,…

– Nghỉ ngơi hợp lý:

Thời gian nghỉ ngơi đủ là điều cần thiết để sức khỏe nhanh chóng phục hồi. Tránh hoạt động mạnh và căng thẳng quá mức.

Chườm đá lạnh giảm đau răng

Chườm đá lạnh giảm đau răng

3.2. Có dấu hiệu nhiễm trùng

Răng bên cạnh bị nhiễm trùng gây đau nhức và khó chịu. Nguyên nhân chính gây nhiễm trùng là do sờ tay vào vết thương, thức ăn rơi vào vết thương,… sau nhổ răng.

Cũng có trường hợp, người nhổ răng khôn có tiền sử bị suy giảm kháng thể gây nhiễm khuẩn tới các vết thương hở. Với tình trạng này, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám sớm nhất.

3.3. Tổn thương răng bên cạnh

Với tình trạng răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh làm tổn thương chân răng, tủy nghiêm trọng, bạn cần đến bác sĩ để xử lý điểm kẹt giữa các răng. Nếu tổn thương nặng hơn, bạn có thể phải nhổ bỏ răng bên cạnh.

4. Cách phòng ngừa nhổ răng khôn xong đau răng bên cạnh

Để tránh tình trạng đau răng bên cạnh sau khi nhổ răng khôn và đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng, bạn có thể thực hiện những biện pháp như: lựa chọn nha khoa uy tín, vệ sinh răng miệng, dinh dưỡng hợp lý.

4.1. Lựa chọn nha khoa uy tín

Trước khi quyết định nhổ răng khôn, bạn cần lựa chọn được nha khoa uy tín để quá trình thực hiện diễn ra an toàn. Nha khoa chất lượng với bác sĩ chuyên môn cao sẽ đảm bảo quá trình nhổ răng chuẩn xác và không gây đau đớn.

Quá trình nhổ răng có thể xảy ra những tình huống bất thường, bác sĩ có kinh nghiệm sẽ giải quyết những vấn đề một cách nhanh chóng và an toàn.

4.2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Cảm giác đau nhức sẽ nhanh chóng qua đi nếu thực hiện chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách như sau:

– Duy trì thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày để ngăn chặn nhiễm trùng và bảo vệ răng miệng

– Dùng bàn chải lông mềm và đánh răng kỹ lưỡng trong ít nhất 2 phút

– Làm sạch lưỡi hàng ngày để ngăn mảng bám và mùi hôi miệng hình thành

– Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ men răng và ngừa sâu răng

– Kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng mà bàn chải không thể tiếp cận tới

– Súc miệng bằng nước sạch hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng để loại bỏ thức ăn và vi khuẩn sau khi ăn

– Khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để theo dõi sức khỏe răng miệng của bạn

Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng

Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng

4.3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Sau khi nhổ răng, bạn cần chú ý vào chế độ ăn uống để đảm bảo vết thương nhanh lành:

– Các loại thức uống giảm đau tự nhiên: Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên hàng ngày để giảm đau nhức răng như uống nước gừng ấm, nước bạc hà, mật ong, trà xanh,…

– Ăn đồ ăn mềm, lỏng: Ưu tiên thực phẩm dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố. Tránh đồ ăn cứng và quá nóng hoặc lạnh bởi chúng có thể gây đau và kích ứng tại vùng nhổ răng

– Không vận động mạnh: Tránh hoạt động quá mức để không làm tổn thương vùng vừa nhổ răng

– Không dùng chất kích thích: Không hút thuốc lá và uống rượu bia để tránh kích thích và làm tăng nguy cơ viêm sưng tấy trong vết thương

– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để tránh khô miệng, ngăn vi khuẩn tích tụ, giúp vết thương nhanh chóng phục hồi

Việc hiểu rõ nguyên nhân tình trạng nhổ răng khôn xong bị đau răng bên cạnh sẽ giúp bạn có cách khắc phục hiệu quả và an toàn. Đừng ngần ngại liên hệ tới Nha khoa Paris để được tư vấn và điều trị chính xác nhất. Hãy quan tâm đến tình trạng sức khỏe răng miệng của mình để luôn có nụ cười khỏe đẹp và tự tin.

Hiển thị nguồn

Hello Bacsi: “5 biến chứng sau khi nhổ răng không thể xem thường”

No Gaps Dental: “Pain After Wisdom Tooth Extraction – How Bad Should It Be?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Bởi cơ thể vừa chịu tác động do thao tác loại bỏ răng. Tùy vào cơ

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với phụ nữ về cả tâm sinh lý và sức khỏe. Cùng với đó răng miệng cũng dễ gặp các bệnh lý hơn khi

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
7 biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới có thể xảy ra

7 biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới có thể xảy ra

Nhổ răng khôn thường được chỉ định trong trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, gây nhiễm trùng dai dẳng… Tuy nhiên, thực tế rất nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Khoảng cách giữa 2 lần nhổ răng khôn tối thiểu là bao lâu

Khoảng cách giữa 2 lần nhổ răng khôn tối thiểu là bao lâu

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm nếu không nhổ sớm có thể gây nhiều biến chứng đến sức khỏe sau này. Đặc biệt là có thể mọc 2 răng khôn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Bỏ túi kinh nghiệm nhổ răng khôn cực “đắt giá”

Bỏ túi kinh nghiệm nhổ răng khôn cực “đắt giá”

Kinh nghiệm nhổ răng khôn cả trước và sau khi thực hiện sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro, biến chứng nguy hiểm khiến sức khỏe răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không, Thời điểm nào nên nhổ

Nhổ răng khôn khi mang thai có sao không, Thời điểm nào nên nhổ

Trong giai đoạn mang thai, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng mọc răng khôn. Răng khôn mọc sai lệch sẽ gây ra những cơn đau nhức dai

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải